Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh béo phì ở trẻ và những lưu ý dành cho cha mẹ

Thứ tư, 09-10-2019 10:07 AM

 

benh-beo-phi-o-tre

 

Bệnh béo phì không những khiến con bạn tự ti về ngoại hình mà còn gây nên nhiều vấn đề sức khỏe. Tìm hiểu đúng nguyên nhân gây bệnh là cách hiệu quả giúp con “tống khứ” mỡ thừa trong cơ thể.

1. Nguyên nhân của bệnh béo phì

Bệnh béo phì ở trẻ em có nguyên nhân trước tiên là do yếu tố di truyền bẩm sinh, nguy cơ mắc chứng béo phì ở trẻ em tăng gấp 4 lần nếu một trong hai cha mẹ của trẻ bị béo phì và sẽ tăng gấp 8 lần nếu cả hai bị béo phì

 

Một nguyên nhân rất quan trọng nữa là sự thiếu hoặc ít hoạt động thể lực, gây ra sự tồn đọng các chất sinh nhiệt lượng Carburants dư thừa, tích lại dưới dạng các khối mỡ. Vấn đề này thường thấy ở các trẻ em suốt ngày gắn mình vào tivi, máy tính…

 

Cuối cùng là thói quen ăn uống thiếu khoa học của gia đình đóng một vai trò rất quan trọng: các bữa ăn quá thịnh soạn, quá nhiều món thịt, cá, sơn hào, hải vị…

 

Ngoài ra, nguyên nhân ít gặp là do các căn bệnh về nội tiết như sự hoạt động không tốt của các tuyến thượng thận hoặc tuyến giáp.

2. Biện pháp ngăn ngừa béo phì ở trẻ

Để ngăn chặn chứng béo phì ở trẻ em, cần tác động lên 2 lĩnh vực: lĩnh vực ăn và uống và lĩnh vực tiêu hao vật chất.

 

bien-phap-ngan-ngua-beo-phi-o-tre

Ăn ống lành mạnh giúp ngăn ngừa béo phì ở trẻ

 

 

Đối với vấn đề ăn uống, khó khăn đầu tiên của bác sĩ nhi khoa thường gặp là phải thuyết phục cha mẹ thay đổi cách nuôi dưỡng giúp trẻ giảm cân. Cha mẹ trẻ có thể tham khảo một số gợi ý sau: 

  • Tôn trọng một nhịp độ 4 bữa ăn/ngày (kể cả bữa ăn phụ, nhẹ đầu buổi chiều, kiên quyết loại bỏ thói quen ăn vặt quà, bánh kẹo…)

  • Tăng cường ăn rau quả, lý tưởng nhất là 5 trái cây, rau/ngày.

  • Hạn chế các món ăn giàu protein (đạm) như thịt, cá, trứng… chỉ 1 lần/ngày. Thay thế những loại bánh kem, bánh quy, bánh ngọt, gato bằng bánh mì trắng, các loại bánh mì làm bằng bột gạo lức. tránh các loại bánh xốp (có nhiều ruột) có đường, sữa, chất béo.

  • Hạn chế sự tiêu thụ các loại phomat khô, chỉ nên dùng 1 lát/ngày và ưu tiên cho các loại sữa chua ở các bữa ăn khác.

  • Không nên bỏ các chất tinh bột, cơm, bột gạo, bánh mì, khoai tây… cần có ở các bữa ăn để trẻ khỏi ăn vặt kẹo, bánh ngọt.

  • Về hoạt động thể chất, phải cho trẻ tiến hành các hoạt động hàng ngày: tập thể dục, leo cầu thang bộ, đi bộ tới trường, tham gia tối đa các hoạt động giã ngoại (cắm trại, leo núi, bơi lội…), hoạt động thể lực, chân tay tối thiểu 1 tiếng/ngày.

3. Cách chữa trĩ bệnh béo phì

 

van-dong-the-thao-giup-ngan-chan-beo-phi-o-tre

Vận động thể thao giúp ngăn chặn béo phì ở trẻ

Điều cần thiết trước tiên là bạn cần kiểm soát được cân nặng của trẻ, không để trẻ tiếp tục tăng cân nhanh. Việc dùng những loại thuốc giảm cân nhanh sẽ khiến trẻ mệt mỏi và mất nước.

 

Giảm lượng calo trẻ ăn hàng ngày là điều nên làm. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng ngoài việc giảm khẩu phần ăn cho trẻ, bạn cần phải sắp xếp lại các bữa ăn (không nên ăn nhiều bữa, không nên ăn vặt).

 

Cha mẹ cũng cần định hướng lại cách chọn thức ăn cho trẻ: thay vì chọn một cốc nước uống có gas, hãy hướng trẻ chọn một cốc nước hoa quả tươi hoặc nước

 

Giảm cân không phải việc dễ dàng, đặc biệt là đối với trẻ. Bạn cần luôn ở bên cạnh trẻ, ủng hộ và khuyến khích trẻ. Hãy thường xuyên tìm giải pháp thay đổi không khí cũng như thư giãn để trẻ có tinh thần thoải mái và lạc quan, thực hành cùng trẻ, cùng làm cùng chơi với trẻ. Tinh thần thoải mái cùng phương pháp vận động hợp lý sẽ có tác dụng tích cực cho trẻ trong các trường hợp thừa cân béo phì.

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222