Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tìm hiểu về kháng insulin và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường

Thứ ba, 17-01-2023 16:23 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Tiểu đường là một bệnh lý mãn tính phổ biến, nằm trong top 3 nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất trên toàn thế giới, vì thế chúng ta nên dành sự chú trọng đúng mực cho căn bệnh này. Khi tìm hiểu về tiểu đường, một khái niệm không thể bỏ qua đó là kháng insulin. Vậy kháng insulin là gì và ứng dụng để có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây.

 

Tìm hiểu về kháng insulin và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường

Tìm hiểu về kháng insulin và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường

 

Bệnh tiểu đường và kháng insulin

   Tiểu đường được định nghĩa là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa mãn tính, liên quan đến việc tuyến tụy sản xuất thiếu hụt insulin hoặc cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin do tuyến tụy tạo ra, dẫn đến tình trạng nồng độ glucose trong máu tăng cao kéo dài.

   Bệnh được chia thành 3 loại chính đó là:

- Tiểu đường type 1: Đặc trưng bởi việc tuyến tụy sản xuất thiếu hụt insulin, thường liên quan đến yếu tố gen di truyền và có thể khởi phát ngay cả khi còn trẻ.

- Tiểu đường type 2: Đặc trưng bởi cơ thể sinh đề kháng với insulin khiến insulin hoạt động không hiệu quả.

- Tiểu đường thai kỳ: Tình trạng tăng đường huyết xảy ra trong giai đoạn 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ mà không có chẩn đoán tiểu đường trước đó.

   Trong đó, tiểu đường type 2 là loại thường được chú trọng nhiều nhất do nó chiếm tới 90% tổng số ca mắc. Thông qua việc tìm hiểu yếu tố nguy cơ và cơ chế bệnh sinh của nó thì bạn có thể phòng ngừa bệnh tốt hơn, và trọng tâm của những điều đó đều nằm ở hiện tượng cơ thể kháng insulin.

   Insulin là hormon duy nhất có khả năng làm giảm nồng độ đường glucose trong máu. Bởi cơ thể chúng ta nhận định việc nồng độ đường huyết quá cao là một mối nguy hiểm, insulin khi đó sẽ được tuyến tụy sản xuất ra, đi vào máu, tới các tế bào đích, thực hiện vai trò giúp glucose có thể đi từ máu vào trong các tế bào để cung cấp năng lượng hoặc trở thành dạng dữ trữ trong các tế bào này. Nhờ vậy, insulin sẽ giúp kiểm soát đường huyết về mức an toàn.

 

Insulin hoạt động để đưa glucose vào tế bào

Insulin hoạt động để đưa glucose vào tế bào

 

   Thế nhưng, nếu như glucose máu thường xuyên tăng cao, tuyến tụy sẽ phải liên tục tạo ra insulin, dần dần điều này khiến cơ thể sinh ra sự đề kháng insulin – tức hiệu quả hoạt động kiểm soát đường huyết của insulin cũng suy giảm. Từ đó, cơ thể sẽ rơi vào một vòng xoáy, tuyến tụy phải sản xuất ra nhiều insulin hơn để điều chỉnh đường huyết, sản xuất càng nhiều thì mức insulin càng cao, mức insulin càng cao thì sự kháng insulin càng tăng, kháng insulin càng tăng thì tuyến tụy lại càng phải sản xuất ra nhiều. Cứ như vậy cho đến khi tuyến tụy đã kiệt quệ, không có khả năng tạo ra nhiều insulin hơn nữa, hoạt động suy giảm, đường huyết không còn được kiểm soát ở mức an toàn, những triệu chứng bất thường bắt đầu bộc lộ ra thì cũng là lúc bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 2.

   Như vậy có thể nói rằng, sẽ không ai tự nhiên đột ngột lại bị bệnh tiểu đường type 2. Căn bệnh này thực chất chỉ là hệ quả của một quá trình dài cơ thể tăng dần sự đề kháng insulin. Bởi ban đầu, kháng insulin thường không có triệu chứng rõ ràng nên rất ít bệnh nhân có thể phát hiện để thực hiện biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. Nội dung tiếp theo sẽ nêu một số nguyên nhân và dấu hiệu điển hình của kháng insulin để giúp bạn có kiến thức phòng ngừa bệnh tiểu đường một cách tốt hơn.

 

Nguyên nhân và dấu hiệu của kháng insulin

   Ngày nay, nguyên nhân chính xác gây ra kháng insulin vẫn chưa được tìm hiểu một cách đầy đủ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã nêu một số yếu tố thúc đẩy sự kháng insulin hay gặp phải như sau:

- Có chế độ ăn thừa nhiều calo so với nhu cầu cơ thể, nhiều carbohydrate.

- Lối sống thiếu lành mạnh: Thường xuyên căng thẳng stress, thiếu ngủ, thức khuya dậy muộn, lười vận động,…

- Dùng thuốc steroid liều cao trong thời gian dài.

- Mắc bệnh Cushing hoặc buồng trứng đa nang.

- …

 

Ăn nhiều carbohydrate sẽ khiến cơ thể dễ bị kháng insulin

Ăn nhiều carbohydrate sẽ khiến cơ thể dễ bị kháng insulin

 

   Khi cơ thể có sự kháng insulin sẽ biểu hiện ra một số dấu hiệu điển hình như sau:

- Thừa cân, béo phì, vòng bụng to.

- Đi tiểu thường xuyên kể cả vào ban đêm.

- Kháng insulin khiến đường khó vào cung cấp cho tế bào thần kinh, làm suy giảm trí nhớ và hoạt động của não bộ.

- Khả năng chịu đói rất kém (khi có cảm giác đói bạn sẽ không kiểm soát được mà phải ăn ngay thứ gì đó).

- Mệt mỏi, uể oải nhiều sau khi ăn xong.

- Ngứa ran, nóng rát bàn chân, bàn tay.

- …

   Thực tế có tới 99% số người không biết bản thân đang bị kháng insulin và tiềm ẩn nguy cơ bị bệnh tiểu đường trong tương lai. Đầu tiên, mỗi chúng ta cần có sự thay đổi về ý thức phòng ngừa bệnh thông qua việc thực hiện chế độ ăn khoa học, lối sống lành mạnh để ngăn chặn nguyên nhân kháng insulin như đã nêu trên.

 

Sống khoa học để phòng ngừa bệnh tiểu đường

Về lối sống

- Thực hiện giảm cân ở người có chu vi vòng eo lớn hơn 100cm (đối với nam giới) và trên 90cm (đối với nữ giới) hoặc với những người có chỉ số khối BMI trên 30. Biện pháp tối ưu là kết hợp chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên.

 

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, duy trì vóc dáng cân đối

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, duy trì vóc dáng cân đối

 

- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, tốt nhất là nên tập ít nhất 5 buổi/tuần, mỗi buổi ít nhất 30 phút.

- Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng stress.

- Đi ngủ và thức dậy có giờ giấc khoa học, ngủ đủ giấc.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để nắm bắt tình hình thể trạng một cách chính xác hơn.

Về chế độ ăn uống

- Ăn uống vừa đủ dinh dưỡng và calo cần thiết cho cơ thể, cách đơn giản nhất là bạn có thể làm theo một nguyên tắc rất nổi tiếng của người Nhật đó là “ăn no 8 phần”- mỗi bữa ăn hãy ngừng lại khi cảm thấy đã no 70 đến 80%.

- Nên cắt giảm thức ăn chứa nhiều tinh bột, chất béo bão hòa, đường ở trong chế độ ăn. Thay vào đó hãy tăng cường ăn nhiều chất xơ và khoáng chất như: Ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau củ, trái cây ít ngọt, sữa ít béo,…

 

Tăng cường ăn chất xơ, hạn chế tinh bột và chất béo

Tăng cường ăn chất xơ, hạn chế tinh bột và chất béo

 

   Đặc biệt, có một số loại nguyên tố vi lượng rất hữu ích trong việc giảm sự kháng insulin của cơ thể mà bạn nên chú ý bổ sung trong bữa ăn hàng ngày như:

- Crom: Nguyên tố vi lượng này phối hợp cùng với hormon insulin để giúp cho glucose dễ dàng đi vào trong tế bào. Cụ thể, khi glucose và insulin được đưa tới màng tế bào, crom sẽ báo hiệu để tế bào “mở cửa” cho insulin có thể đưa glucose đi qua. Những thực phẩm giàu crom tốt cho sức khỏe như là: Bông cải xanh, đậu Cô-ve, yến mạch,…

- Kẽm: Là nguyên tố vi lượng tập trung nhiều tại các tế bào beta tuyến tụy, giúp kích thích sản xuất insulin nhiều hơn. Đồng thời, kẽm tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose, giảm sự kháng insulin, tăng khả năng tác dụng của hormon này tại tế bào đích, nhờ đó đường huyết sẽ được kiểm soát tốt hơn. Thực phẩm giàu kẽm nên ăn như là: Sò, cua, hàu, ổi, đậu phộng,…

   Một lối sống và ăn uống khoa học, lành mạnh như đã nêu không chỉ giúp cơ thể tránh được sự kháng insulin, phòng ngừa tối đa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà còn là tiền đề cho một nền tảng sức khỏe kiên cố, bền bỉ theo thời gian.

   Mong rằng bài viết đã giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin bổ ích, hiểu được sự liên hệ giữa kháng insulin với bệnh tiểu đường, đồng thời biết cách điều chỉnh lối sống khoa học để phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu có băn khoăn nào khác, bạn vui lòng liên hệ hotline 0243.766.2222 để được tư vấn cụ thể hơn.

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222