Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Mùa cảm cúm và cảm lạnh sắp đến: Người bệnh COPD cần lưu ý gì?

Thứ hai, 28-10-2024 16:06 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Thời điểm giao mùa đang đến, thời tiết nắng mưa bất thường, nhiệt độ thay đổi khiến chúng ta dễ bị cảm cúm, cảm lạnh. Với người bình thường, việc bị cảm cúm hay cảm lạnh chỉ có nghĩa rằng chúng ta phải chịu đựng cả tuần hắt hơi sổ mũi và khó chịu. Tuy nhiên, với người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, việc bị cảm cúm hay cảm lạnh có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

 

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bị cảm cúm hay cảm lạnh nguy hiểm thế nào?

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bị cảm cúm hay cảm lạnh nguy hiểm thế nào?

 

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bị cảm cúm hay cảm lạnh nguy hiểm thế nào?

   Virus cảm lạnh và cảm cúm khiến các triệu chứng COPD trở nên tồi tệ hơn. Thật vậy, theo Hiệp hội Lồng ngực Hoa Kỳ, hầu hết các đợt bùng phát COPD đều do các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh và cảm cúm. Cụ thể, một phần ba các đợt bùng phát COPD liên quan đến virus, một phần ba liên quan đến vi khuẩn  và một phần ba liên quan đến các chất gây kích ứng hoặc dị ứng.

    Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, bệnh nhân COPD thường cảm thấy khó thở do đường thở bị thu hẹp, các túi khí ở phổi bị tổn thương, diện tích bề mặt phổi bị thu hẹp dẫn đến lượng oxy trao đổi với máu cũng giảm xuống. Virus cảm lạnh và cảm cúm có thể khiến triệu chứng khó thở trở nên nghiệm trọng hơn vì làm tăng tình trạng sưng, phù nề ở đường thở. Bệnh nhân COPD có dung tích phổi thấp ngay từ đầu, nếu họ tiếp tục bị suy giảm chức năng hô hấp vì bị bệnh cúm hay cảm lạnh, họ rất dễ phải đối diện với nguy cơ khò khè, ho và khó thở nhiều hơn, thậm chí là không đủ khả năng để thở.

   Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho thấy, bệnh nhân COPD bị cảm lạnh có nguy cơ bùng phát đợt cấp cao hơn đến 30,4 lần so với khi họ không bị cảm lạnh. Bên cạnh đó, khi chấm điểm về mức độ nghiêm trọng của đợt cấp COPD, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, bệnh nhân COPD bị cảm lạnh có các triệu chứng đợt cấp nghiêm trọng hơn khi không bị. Mức độ nghiêm trọng cao nhất trong 3 ngày đầu tiên khi bị cảm lạnh, và giảm bớt vào giai đoạn giữa và cuối.

    Người bệnh COPD cũng có nguy cơ gặp phải biến chứng nghiêm trọng của cúm cao hơn, như biến chứng viêm phổi. Nếu không được điều trị kịp thời, biến chứng này có thể dẫn đến tử vong. Nguyên nhân do bệnh nhân COPD thường có sức đề kháng kém hơn, khó chống chọi lại được sự tấn công của virus và vi khuẩn.

 

Bệnh nhân COPD cần lưu ý gì khi mùa cảm lạnh và cảm cúm đang tới?

 

Bệnh nhân COPD cần làm gì vào mùa cảm lạnh, cảm cúm?

Bệnh nhân COPD cần làm gì vào mùa cảm lạnh, cảm cúm?

 

   Dưới đây là một số điều bệnh nhân COPD cần lưu ý trong thời điểm này:

Tiêm phòng cúm khi bị COPD

   Ở bệnh nhân COPD, cúm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. Vì vậy, bệnh nhân COPD nên tiêm phòng để bảo vệ bản thân. Bên cạnh đó, các chủng cúm có thể biến đổi từ năm này sang năm khác nên việc tiêm nhắc lại mũi vaccine ngừa cúm hàng năm cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp bảo vệ cơ thể một cách nhất quán.

Tránh đưa tay chạm vào mũi hoặc miệng

   Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có hệ thống hô hấp yếu và dễ bị nhiễm trùng. Trong khi đó, tay chứa vi khuẩn và virus từ các bề mặt mà chúng ta chạm vào, và việc đưa chúng lên khuôn mặt có thể dẫn đến nhiễm trùng hô hấp.

   Vì vậy, bệnh nhân COPD cần lưu ý tránh đưa tay chạm vào mắt, mũi, miệng để giảm bớt nguy cơ bị nhiễm trùng hô hấp cấp tính như cảm lạnh hay cúm.

Tránh xa người đang có dấu hiệu hoặc bị nhiễm trùng đường hô hấp

   Các dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp thường thấy bao gồm:

  • Hắt hơi
  • Sổ mũi
  • Sốt
  • Ho có đờm hoặc ho khan, có thể ho ra máu

Rửa tay thường xuyên và đúng cách

   Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, virus gây bệnh cảm cúm và cảm lạnh có thể tồn tại trên nhiều bề mặt cứng tới 48 giờ. Vì vậy, người bệnh COPD cần rửa tay đúng cách để tránh lưu lại virus, vi khuẩn gây bệnh trên tay và vô tình đưa chúng xâm nhập vào cơ thể. Bạn nên rửa tay trước khi ăn hoặc khi chuẩn bị thức ăn và bất cứ khi nào bạn ra ngoài chạm vào các bề mặt công cộng.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh - cân bằng

   Người mắc COPD nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học và cân bằng để giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch chống lại nhiễm trùng. Cụ thể:

  • Tăng cường bổ sung năng lượng từ tinh bột, đạm, chất béo theo tỷ lệ 50%:15%:35% một ngày, ăn 2-4 chén cơm/ngày, ăn đủ đạm, chất béo (nên ăn chất béo có nguồn gốc từ cá, dầu thực vật).
  • Tăng cường bổ sung các loại vitamin, omega-3, vi chất từ rau, củ, quả, đặc biệt là những thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, C, E.
  • Ăn thực phẩm giàu phốt pho, canxi, kali, magnesium như: Sữa, hải sản, các loại hạt như đậu phộng, hạt điều, rau má để tăng sức khỏe cơ hô hấp (cơ hoành, cơ liên sườn).
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế táo bón, giúp làm loãng đờm, tạo điều kiện cho ho khạc đờm dễ dàng hơn.
  • Kiêng hoặc hạn chế các thực phẩm có thể gây kích ứng đường hô hấp hoặc làm tăng sản xuất chất nhầy, cũng như những thực phẩm khó tiêu hóa. Chẳng hạn nhóm thực phẩm carbohydrate đơn từ đường ăn, bánh ngọt, thực phẩm chế biến sẵn, bánh mì trắng; các chất béo kém lành mạnh từ đồ ăn chiên rán, bơ thực vật, thịt xông khói,...

Đừng hút thuốc

   Nếu người bệnh tiếp tục hút thuốc lá, các chất độc hại từ khói thuốc sẽ tiếp tục xâm nhập và tích tụ thêm, làm cho lá phổi nhiễm độc và tổn thương ngày một nặng. Khi đó, các triệu chứng của bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn gây cản trở các hoạt động thường ngày của người bệnh. Đôi khi, có những đợt cấp khiến các triệu chứng rầm rộ hơn, dễ gây tử vong. Ngừng hút thuốc là cách tốt nhất để tránh làm tổn thương thêm phổi khi mắc COPD.

 

Nên ngừng hút thuốc để tránh làm tổn thương thêm phổi khi mắc COPD.

Nên ngừng hút thuốc để tránh làm tổn thương thêm phổi khi mắc COPD.

 

   Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã nắm được những lưu ý cho bệnh nhân COPD khi thời tiết giao mùa, nguy cơ bị cúm và cảm lạnh cao. Khi nghi ngờ bị nhiễm cúm, người bệnh COPD cần tuân thủ kế hoạch điều trị COPD hiện tại, uống nhiều nước và nghỉ ngơi để giúp cơ thể hồi phục. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Tags: copd
Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222