Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Nhiễm trùng, hoại tử chân do vi khuẩn đa kháng thuốc

Thứ hai, 11-03-2024 16:45 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Sau một tháng bị xước ở ngón chân trái, vết thương của ông Tùng, 65 tuổi, đau nhức, hoại tử, bác sĩ xác định nhiễm trùng do vi khuẩn đa kháng thuốc.

 

Nhiễm trùng, hoại tử chân do vi khuẩn đa kháng thuốc

Nhiễm trùng, hoại tử chân do vi khuẩn đa kháng thuốc

 

Nhiễm trùng, hoại tử chân do vi khuẩn đa kháng thuốc

   Sau khi bị xước ở ngón chân cái, vết thương của ông Tùng (65 tuổi) không những không lành lại mà trở nên nghiêm trọng hơn, bị rộp da, ở loét, xuất hiện nhiều mô hoại tử, thâm tím. Qua xét nghiệm, kết quả cấy dịch vết thương cho thấy ông Tùng bị nhiễm vi khuẩn Acinetobacter đa kháng thuốc. Đây là  nhóm sinh vật gram âm có thể gây nhiễm trùng bất kỳ cơ quan nào trên cơ thể người và là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng ở bệnh nhân nằm viện. Vi khuẩn Acinetobacter kháng với rất nhiều loại kháng sinh nên khó điều trị.

   Được biết, ông Tùng có tiền sử xơ gan, rối loạn đông máu và giảm tiểu cầu. Khi nhập viện, chỉ số tiểu cầu của ông là 18.000/μl máu ( chỉ số bình thường là 150.000 - 400.000 tiểu cầu/μl máu). Số lượng tiểu cầu không đủ dẫn đến khó cầm máu.

   Ông Tùng không bị tiểu đường nhưng có vết thương nhiễm trùng nặng, nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc kèm theo tình trạng tiểu cầu thấp, sức đề kháng yếu làm vết thương khó lành. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định cắt lọc vết thương song song với truyền kháng sinh và uống thuốc để nâng dần số lượng tiểu cầu cho người bệnh. Mỗi ngày, bệnh nhân được rửa vết thương, cắt lọc các mô hoại tử, bỏ hết các lớp da bị vi khuẩn tấn công và đặt máy hút áp lực âm giúp tăng sinh mô hạt cho vết thương nhanh lành. Sau thời gian điều trị, vết thương bàn chân của ông Tùng cải thiện dần, số lượng tiểu cầu cũng tăng gần với mức bình thường.

 

Vi khuẩn đa kháng thuốc là gì?

   Ở những bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm khuẩn thông thường, thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Vi khuẩn đa kháng thuốc là những loại vi khuẩn mà kháng sinh mất khả năng kiểm soát hoặc tiêu diệt. Chúng vẫn tồn tại và phát triển bình thường ngay cả khi có kháng sinh.

 

Vi khuẩn kháng thuốc vẫn tồn tại và phát triển bình thường ngay cả khi có kháng sinh.

Vi khuẩn kháng thuốc vẫn tồn tại và phát triển bình thường ngay cả khi có kháng sinh.

 

   Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dự tính đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có một người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tức xấp xỉ 10 triệu người một năm. Khi đó, một vết cắt bị nhiễm khuẩn hay các bệnh thông thường cũng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.

   Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm khuẩn đa kháng cao, dẫn đến việc người bệnh kháng thuốc và đứng trước nguy cơ mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm và không có khả năng chữa trị. Cụ thể, tại Việt Nam tỉ lệ kháng thuốc của nhóm vi khuẩn gram âm như E.coli (vi khuẩn đường ruột) đã lên tới 30-40%, kháng luôn cả kháng sinh mạnh nhất là colistin. Tỉ lệ kháng của vi khuẩn gây nhiễm trùng K. pneumoniae lên tới gần 60%; vi khuẩn A.baumannii có tỉ lệ kháng với hầu hết các loại kháng sinh ở mức trên 90%...

 

Làm gì để chống lại tình trạng vi khuẩn đa kháng kháng sinh?

   Có rất nhiều cách để hạn chế tình trạng vi khuẩn đa kháng kháng sinh như sau:

  • Hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh bừa bãi. Chúng ta không nên chỉ đau, ho là đã ngay lập tức sử dụng kháng sinh vì những triệu chứng trên chưa hẳn là biểu hiện của một bệnh nhiễm khuẩn. Ví dụ: Bệnh cảm lạnh do virus nhưng vẫn được kê kháng sinh dù không thực sự cần thiết. Nên nhớ, kháng sinh chỉ có tác dụng khi có mầm bệnh là vi khuẩn gây bệnh.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay trước và sau khi dùng bữa.
  • Sử dụng kháng sinh đúng và đủ liều: Không sử dụng kháng sinh sau khi đã đủ liệu trình cho phép nhưng cũng không được kết thúc khi vẫn chưa đủ liều. Sử dụng quá lâu sẽ làm cho vi khuẩn có cơ hội “tìm hiểu” kháng sinh và đột biến mạnh hơn. Còn kết thúc quá sớm sẽ làm cho vi khuẩn có nguy cơ hồi sinh và do đó có “kinh nghiệm” chinh chiến nhiều hơn để thay đổi. Cả hai biểu hiện này cần tuyệt đối tránh khi có sử dụng kháng sinh trong điều trị.
  • Nếu có điều kiện, nên lựa chọn kháng sinh sau khi có kết quả làm kháng sinh đồ.

 

Chỉ uống kháng sinh đúng và đủ liều.

Chỉ uống kháng sinh đúng và đủ liều.

 

   Trên đây là một số biện pháp phòng tránh tình trạng vi khuẩn đa kháng thuốc. Tình trạng vi khuẩn đa kháng kháng sinh để lại rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe, vì thế, người bệnh không nên sử dụng thuốc bừa bãi mà cần sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ tư vấn. Trong trường hợp có dấu hiệu bệnh cần đi khám để được kê đơn thuốc phù hợp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222