Mục lục [Ẩn]
Gan được ví như một nhà máy xử lý chất độc của cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn chịu trách nhiệm sản xuất dịch mật, lưu trữ nhiều loại vitamin, tổng hợp các yếu tố đông máu,...
Men gan là một chỉ số được dùng để đánh giá sức khỏe của lá gan. Vậy, men gan cao có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Men gan cao có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục
Men gan cao có nguy hiểm không?
Men gan chính là các enzyme xúc tác cho các phản ứng sinh hóa tại gan. Trong đó, 4 chỉ số men gan thường sử dụng nhiều nhất trên lâm sàng là: ALT (hoặc SGPT), AST (hoặc SGOT), GGT và ALP. Các chỉ số này đều có vai trò quan trọng trong việc đánh giá chức năng gan.
Men gan được giải phóng vào máu khi các tế bào gan chết đi. Do đó, men gan càng tăng cao đồng nghĩa với việc tế bào gan đang chết nhanh và nhiều hơn. Chính vì vậy, nếu câu hỏi là “men gan cao có nguy hiểm không?”, thì câu trả lời là “Có”.
Men gan tăng cao có thể là dấu hiệu cảnh báo một số tình trạng nguy hiểm như:
Viêm gan
Viêm gan xảy ra khi các tế bào gan bị tổn thương do viêm nhiễm. Nếu các triệu chứng khởi phát đột ngột, diễn tra trong thời gian ngắn (dưới 6 tháng) thì là viêm gan cấp tính. Nếu tổn thương kéo dài (trên 6 tháng) thì là viêm mãn tính. Nguyên nhân gây viêm gan là do nhiễm virus, sử dụng rượu, bệnh tự miễn,...
Xơ gan
Khi các tế bào gan tổn thương không hồi phục, chúng sẽ bị thay thế bằng các mô xơ. Diện tích gan bị xơ hóa càng nhiều, chức năng của gan sẽ càng giảm sút. Nếu các tế bào gan khỏe mạnh vẫn đủ sức duy trì chức năng gan, thì gọi là xơ gan còn bù. Ngược lại, các tế bào khỏe mạnh còn ít, chức năng gan suy yếu là tình trạng xơ gan mất bù.
Ung thư gan
Đây là tình trạng các tế bào ác tính xuất hiện tại gan. Nếu các tế bào này có nguồn gốc từ gan thì gọi là ung thư gan nguyên phát. Nếu chúng đến từ một cơ quan khác, thì được gọi là ung thư gan thứ phát, hoặc ung thư di căn gan. Ung thư gan là một căn bệnh rất nguy hiểm, đứng thứ 3 về số ca tử vong trên tổng số các loại ung thư.
Hình ảnh gan bình thường (trái) và gan bị xơ (bên phải)
Nguyên nhân gây men gan cao là gì?
Các nguyên nhân khiến men gan tăng cao có thể kể đến như:
Nhiễm virus
Virus viêm gan B (HBV) và viêm gan C (HCV) là hai nguyên nhân gây viêm gan virus hàng đầu hiện nay. Một số trường gặp ít hơn là viêm gan A (HAV), viêm gan E (HEV), viêm gan D (HDV), viêm gan G (HGV).
Virus viêm gan B và C lây khi tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể của người bệnh. Trong khi đó, viêm gan A và E lại lây qua đường tiêu hóa khi ăn uống nguồn thực phẩm nhiễm bệnh.
Uống rượu nhiều
Khi vào cơ thể, cồn trong rượu sẽ được chuyển hóa thành acetaldehyde tại gan. Đây là một chất gây độc với tất cả tế bào trong cơ thể, trong đó có tế bào gan. Uống rượu nhiều sẽ làm acetaldehyde tích tụ với lượng lớn trong cơ thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan.
Uống rượu nhiều là một nguyên nhân làm tăng men gan
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ trong gan nhiều hơn 5% tổng trọng lượng lá gan. Gan nhiễm mỡ không do rượu là bệnh gan mãn tính có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do béo phì hoặc các hội chứng chuyển hóa như: tiểu đường, mỡ máu,...
Dùng thuốc
Hầu hết các loại thuốc đều được chuyển hóa tại gan và quá trình này có thể gây tổn thương tế bào gan, làm tăng men gan. Trong đó, các loại thuốc mà chúng ta vẫn thường sử dụng ảnh hưởng đến gan có thể kể đến là:
- Thuốc giảm đau, ha sốt Paracetamol, ibuprofen.
- Thuốc kháng sinh Clindamycin, Metronidazole, Ciprofloxin, Erythromycin, Tetracycline...
- Thuốc corticoid: Prednisolone.
- Thuốc kháng lao như isoniazid, rifampicin, streptomycin, isoniazid,...
- Thuốc điều trị cao huyết áp Methyldopa.
Nhiễm độc tố
Nhiễm độc tố Aflatoxin có thể gây viêm gan và làm men gan tăng cao. Độc tố này được sản sinh bởi một loại nấm mốc, thường sống ký sinh trên các loại hạt như: ngô, kê, lúa gạo, lúa mì, lạc, đậu tương, hướng dương,...
Aflatoxin không bị phân hủy ở nhiệt độ cao nên việc nấu chín các loại thực phẩm này sẽ không loại bỏ được độc tố.
Các loại đồ ăn bị mốc chứa nhiều độc tố aflatoxin
Khắc phục tình trạng men gan cao bằng cách nào?
Để khắc phục tình trạng men gan cao, bạn cần tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, đồng thời giải độc, cải thiện chức năng gan. Các biện pháp cụ thể là:
- Ngừng sử dụng rượu, bia và bỏ thuốc lá để giảm tải lượng chất độc mà gan phải xử lý.
- Không sử dụng các loại thực phẩm có dấu hiệu nấm mốc.
- Sử dụng các thực phẩm hữu cơ, thực phẩm sạch, tránh các loại thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm còn dư lượng thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu,...
- Ăn nhiều các loại rau củ, trái cây tươi như: cải xanh, cải xoăn, bắp cải, súp lơ trắng, các loại rau giàu lưu huỳnh (hành tây, tỏi), củ dền đỏ, bơ, chanh, bưởi,…
- Sử dụng các loại thảo dược giúp giải độc gan, giảm men gan như: cà gai leo, atiso, diệp hạ châu, kim tiền thảo, nhân trần,...
- Giảm cân (nếu thừa cân) bằng cách giảm ăn chất béo, đồ ăn chiên rán, nhiều đường, nhiều tinh bột, tăng cường bổ sung chất xơ, tập thể dục và chơi thể thao.
- Chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết và dùng đúng theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng, bạn hãy thông báo ngay cho bác sĩ, nếu gặp các dấu hiệu như đau hạ sườn phải, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, nổi mẩn ngứa, chán ăn, mệt mỏi,...
Bạn nên sử dụng thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ, tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích nhất cho quý độc giả về vấn đề “men gan cao có nguy hiểm không?”, cũng như nguyên nhân và cách khắc phục gây ra tình trạng này. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline 0243.766.2222 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Cách phòng ngừa đột quỵ cho người bệnh tiểu đường
- Bệnh than diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh nhất trong 10 năm qua