Mục lục [Ẩn]
Hiện nay, dịch đau mắt đỏ ở nước ta đang lây lan vô cùng phức tạp. Cùng với các phương pháp phòng bệnh, điều trị bệnh thì “đau mắt đỏ nên ăn gì và kiêng ăn gì cho nhanh khỏi?” cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Đau mắt đỏ nên ăn gì?
Dinh dưỡng ảnh hưởng tới tình trạng đau mắt đỏ thế nào?
Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là tình trạng viêm nhiễm lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu (tròng trắng mắt) và kết mạc mi. Đau mắt đỏ thường do virus và vi khuẩn gây ra. Bệnh không nguy hiểm và có thể tự khỏi trong khoảng một tuần nếu bệnh nhân được chăm sóc đúng cách.
Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nhiều vitamin… sẽ giúp cơ thể có đủ sức đề kháng chống lại các virus, vi khuẩn đang tấn công cơ thể gây đau mắt đỏ. Ngược lại, nếu bạn ăn uống không đủ chất lúc bị bệnh sẽ khiến tình trạng đau mắt đỏ lâu hồi phục hơn, thậm chí ảnh hưởng hoặc hình thành những bệnh khác.
Đau mắt đỏ nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Tình trạng đau mắt đỏ thường do tình trạng nhiễm khuẩn. Do đó, bệnh nhân nên bổ sung một số thực phẩm bổ trợ chống nhiễm khuẩn cũng như tăng cường sức khỏe cho đôi mắt, như:
Quả bơ
Trong quả bơ có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mắt như:
- Vitamin A: Vitamin A là một dưỡng chất quan trọng cho mắt, giúp duy trì đôi mắt khỏe mạnh.
- Lutein và zeaxanthin: 2 chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mắt khỏi tác động của tia tử ngoại và các tác nhân gây tổn thương khác.
- Vitamin C, E: Đây là hai chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp bảo vệ mắt khỏi tổn thương.
- Acid béo không bão hòa: Giúp cải thiện tuần hoàn máu và cung cấp dưỡng chất cho mắt.
Sữa tươi
Sữa tươi cung cấp các dưỡng chất quan trong có lợi cho sức khỏe của mắt, như:
- Vitamin A.
- Kẽm: Trong sữa tươi có chứa một lượng nhỏ kẽm. Đây là khoáng chất quan trọng tham gia vào quá trình tổng hợp rhodopsin - một protein quang hợp trong võng mạc của mắt.
- DHA và EPA: Trong một số sản phẩm sữa tươi có thêm DHA và EPA giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm và giữ cho đôi mắt khỏe mạnh.
- Chất chống oxy hóa: Trong sữa tươi có chứa một số chất chống oxy hóa tự nhiên giúp bảo vệ mắt khỏi các gốc tự do.
Rau xanh
Bệnh nhân nên ăn các loại rau màu xanh như rau cải xanh, bí đao, súp lơ, và cải bó xôi,... Đặc biệt, các loại rau màu đậm cũng chứa lutein và zeaxanthin. Hai chất này đi qua hàng rào võng mạc ở mắt, giúp trung hòa các gốc tự do gây hại cho mắt.
Bí ngô, đu đủ
Trong bí ngô và đu đủ có chứa một số dưỡng chất có lợi cho mắt, như:
- Beta-carotene: 1 loại provitamin A được biến đổi thành vitamin A trong cơ thể, giúp duy trì sức khỏe đôi mắt.
- Lutein và zeaxanthin: Các chất chống oxy hóa bảo vệ mắt khỏi tác động của tia tử ngoại và giảm nguy cơ tổn thương.
- Kali và sắt: Khoáng chất giúp cải thiện tuần hoàn máu đến mắt, kháng khuẩn và ngừa tổn thương.
Bí ngô chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho mắt.
Đau mắt đỏ kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Các thực phẩm người bệnh đau mắt đỏ nên hạn chế là:
- Thực phẩm cay, nóng: Như các gia vị hành tỏi, hẹ, ớt, hoặc thịt chó, thịt dê,... Những thực phẩm cay nóng này dễ gây kích thích thần kinh thị giác, khiến tình trạng đau mắt đỏ trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, vị cay và nóng của thực phẩm có thể làm người bệnh cảm thấy cay mắt, chảy nước mắt, dẫn đến bệnh nhân đưa tay dụi mắt. Những việc này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.
- Không ăn thực phẩm dễ gây dị ứng: Cơ thể người bệnh đau mắt đỏ thường nhạy cảm và dễ bị dị ứng hơn.
- Không nên sử dụng chất kích thích: Những chất kích thích như rượu bia, đồ uống có ga hay thuốc lá gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe người bệnh, khiến họ không đủ sức đề kháng để chống lại các tác động xấu của những chất kích thích. Đặc biệt, nicotin trong thuốc lá sẽ gây kích ứng mắt, khiến mắt người bệnh phải điều tiết nhiều hơn.
- Rau muống: Trong rau muống có chứa một số thành phần khiến mắt tiết ra nhiều ghèn, khiến tình trạng bệnh càng trở nên phức tạp hơn. Ghèn nhiều khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc giữ gìn vệ sinh đôi mắt, khiến mắt có nguy cơ nhiễm trùng nặng.
- Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn: Chứa nhiều natri làm cho cơ thể mất nước, gây khô mắt. Hơn nữa, tiêu thụ quá nhiều những thực phẩm này còn có thể khiến hệ miễn dịch suy giảm, viêm trở nặng hơn.
Một số lưu ý khác cho người bị đau mắt đỏ
Ngoài việc chú ý đến “đau mắt đỏ nên ăn gì và kiêng ăn gì”, bệnh nhân đau mắt đỏ cần chú ý một số điều sau:
- Không dụi mắt: Tay thường chứa rất nhiều vi khuẩn có hại, đặc biệt khi mắt bị viêm nhiễm, dụi tay vào mắt sẽ càng làm cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng. Khi bị đau mắt đỏ, thay vì dụi mắt, bạn nên vệ sinh mắt bằng khăn sạch hoặc gạc y tế với nước sạch thường xuyên.
Bệnh nhân đau mắt đỏ không được dụi mắt.
- Để mắt được nghỉ ngơi nhiều người: Người bệnh nên hạn chế các thiết bị điện tử như: Laptop, TV, điện thoại… Những thiết bị này chứa ánh sáng xanh rất nguy hại cho mắt, đặc biệt là khi mắt đang bị thương tổn.
- Kiêng sử dụng kính áp tròng: Kính áp tròng bám trực tiếp vào mắt người dùng, dễ gây tổn thương và nhiễm trùng mắt. Thay bằng sử dụng kính áp tròng, lúc này bạn nên dùng kính gọng là lựa chọn phù hợp nhất.
- Hạn chế trang điểm: Các loại phấn trang điểm có thể vô tình bay vào đôi mắt khiến bệnh trở nên nặng hơn. Do đó, bệnh nhân đau mắt đỏ nên hạn chế trang điểm.
- Giữ gìn vệ sinh mắt: Bệnh nhân cần giữ gìn vệ sinh tốt cho mắt, tránh đi những nơi có nhiều khói bụi. Bệnh nhân nên đeo kính râm để bảo vệ mắt nhưng không nên dùng khăn bịt kín mà phải để cho mắt thông thoáng, hỗ trợ điều trị hiệu quả.
- Không sử dụng khăn hoặc khăn giấy sạch mỗi khi lau mắt và lau mặt. Rửa tay thường xuyên hơn với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi ăn, khi đi vệ sinh, sau khi hắt hơi hoặc ho.
- Khi dùng thuốc tra mắt, không để đầu thuốc chạm vào mắt. Đối với thuốc tra dạng mỡ hoặc gel thì bôi vào khoảng 1cm cùng đồ mi dưới, với thuốc nước thì nhỏ từ 1 - 2 giọt.
- Nên tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ. Nếu sử dụng thuốc thấy mắt sưng hơn, đau hơn hay chảy máu thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “đau mắt đỏ nên ăn gì và kiêng ăn gì”. Thay đổi chế độ ăn uống, cung cấp dưỡng chất cần thiết và duy trì lối sống lành mạnh có thể giúp ngừa và kiểm soát các triệu chứng của đau mắt đỏ, cũng như bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM: