Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Chất lượng không khí thấp, người dân Hà Nội cần lưu ý những gì?

Thứ ba, 12-12-2023 16:56 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Hơn một tháng nay, không khí ở Thủ đô Hà Nội thường xuyên trong tình trạng mù mịt vào buổi sáng và tối. Chỉ số ô nhiễm có lúc xếp thứ tư thế giới, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

 

Cần lưu ý gì khi chất lượng không khí thấp?

Cần lưu ý gì khi chất lượng không khí thấp?

 

Chỉ số chất lượng không khí (AQI) là gì?

   Chỉ số Chất lượng Không khí (AQI) là một thước đo đơn giản hóa mức độ ô nhiễm không khí, cho biết không khí xung quanh ta là sạch hay ô nhiễm, ô nhiễm đến mức độ nào.

   Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ (EPA) tính toán chỉ số AQI với năm thông số ô nhiễm không khí chủ yếu là:

  • Ozone mặt đất.
  • Ô nhiễm phân tử (còn gọi là hạt lơ lửng, bụi mịn).
  • Carbon monoxide (CO).
  • Sulfur dioxide (SO2).
  • Nitrogen dioxide (NO2).

   Đối với mỗi chất gây ô nhiễm, EPA đã thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng không khí quốc gia để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

   Theo bảng quy đổi giá trị AQI, chỉ số chất lượng không khí gồm các mức:

  • Mức tốt (0- 50): Không ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Mức trung bình (51-100): Khuyến cáo nhóm nhạy cảm (trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp) nên hạn chế thời gian ở ngoài.
  • Mức kém (101-150): Nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian ở ngoài.
  • Mức xấu (151-200): Nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài.
  • Mức rất xấu (201-300): Mọi người đều có thể bị ảnh hưởng, hạn chế ở ngoài.
  • Mức nguy hại (trên 300): Khuyến cáo mọi người nên ở trong nhà.

Đối với từng khoảng giá trị AQI, EPA đã quy định một màu sắc cụ thể để mọi người có thể dễ dàng hiểu được như ảnh sau:

 

Màu sắc các khoảng giá trị chỉ số chất lượng không khí AQI

Màu sắc các khoảng giá trị chỉ số chất lượng không khí AQI

 

Ảnh hưởng của chất lượng không khí tới sức khỏe

Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

   Chất lượng không khí thấp ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp của con người. Trong không khí có nhiều bụi mịn, kích thước bụi mịn càng nhỏ sẽ vào càng sâu. Trong khi những hạt bụi có kích thước PM10 đi vào đường dẫn khí và tích tụ trên phổi thì những hạt có kích thước PM2.5 có thể đi thẳng vào phế nang phổi, thậm chí đi thẳng vào máu.

   Khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, con người sẽ có các triệu chứng có thể nhìn thấy được ngay như ho, tăng tiết dịch, khạc đờm kéo dài, có nguy cơ dẫn tới hen suyễn, viêm phế quản mạn tính.

    Nếu phải tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong thời gian dài, người dân có thể mắc các bệnh lý hô hấp mãn tính như:

  • Hen phế quản (hen suyễn): Hen phế quản cũng là một tình trạng viêm đường hô hấp mãn tính gây khó thở, thở rít, ho, tức ngực,...
  • Viêm phế quản mãn tính: Niêm mạc của ống phế quản bị viêm nhiễm tái diễn nhiều lần.
  • Bệnh bụi phổi: Xảy ra khi người bệnh hít phải một số loại bụi gây tổn thương phổi. Những loại bụi thường gặp và nguy hiểm nhất có thể kể đến như: Bụi amiăng, bụi than, bụi silic…
  • Phổi tắc nghẽn mãn tính: Phổi tắc nghẽn mãn tính là căn bệnh đặc trưng bởi sự giới hạn luồng khí thở do tình trạng viêm phổi mãn tính.

Đối với tim

   Bụi mịn và các chất ô nhiễm có thể phát tán từ phổi vào hệ tuần hoàn, gây ảnh hưởng đến tim mạch. Không khí ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến khả năng giãn nở và co thắt của mạch máu. Các hạt bụi mịn lắng đọng tại mạch máu, gây giảm kích cỡ mạch máu, cản trở máu lưu thông.  Không khí ô nhiễm còn làm tăng nguy cơ tạo cục máu đông ở động mạch - nguyên nhân chính của chứng nhồi máu cơ tim.

Tổn thương thận

   Ô nhiễm không khí khiến các phân tử ô nhiễm xâm nhập vào trong máu, tạo gánh nặng cho thận. Nếu thận bị quá tải trong thời gian dài sẽ bị tổn thương, dẫn đến các bệnh lý về thận như suy thận,...

Một số vấn đề khác

   Ngoài các bệnh lý trên, ô nhiễm không khí còn gây ra các ảnh hưởng khác đến sức khỏe, như cơ thể mệt mỏi, đau nhức xương khớp, đau nhức cơ thể, nhanh lão hoá, ….

 

Người dân Hà Nội cần chú ý những gì?

    Dưới đây là một số biện pháp có thể được áp dụng để hạn chế ảnh hưởng của ô nhiễm không khí và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình:

  • Không tập thể dục tại nơi nhiều khói bụi: Các hoạt động thể lực càng mạnh sẽ càng làm tăng nhịp thở, tăng cường lưu thông khí, thậm chí nhiều người còn thay đổi kiểu thở từ qua mũi sang qua miệng. Điều này tiềm tàng nhiều hiểm họa cho sức khỏe. Do đó, người dân nên tránh các hoạt động thể lực nơi nhiều khói bụi, nên tập thể dục ở những nơi có không khí trong lành.
  • Đeo khẩu trang khi ra đường để tránh tiếp xúc với khói bụi.
  • Trồng cây xanh xung quanh nhà và nơi làm việc. Cây xanh cản lại rất nhiều bụi xung quanh môi trường bạn sống, tạo ra nhiều oxy cho môi trường sống của bạn.
  • Sử dụng máy lọc không khí trong nhà.
  • Những người thuộc nhóm đối tượng nhạy cảm nên tránh ra ngoài đường vào những thời điểm chất lượng không khí kém.

 

Người dân nên đeo khẩu trang khi ra đường

Người dân nên đeo khẩu trang khi ra đường

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu thêm về những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe. Người dân nên có ý thức tự bảo vệ mình bằng cách đeo khẩu trang khi ra đường. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222