Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Những ai nên đi tầm soát ung thư gan?

Thứ năm, 19-10-2023 10:50 AM

Mục lục [Ẩn]

 

   Ung thư gan là bệnh ung thư phổ biến nhất tại nước ta, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, chất lượng sống và cả tính mạng của người bệnh. Việc tầm soát ung thư gan giúp phát hiện sớm bệnh, điều trị kịp thời sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Vậy những ai nên tầm soát ung thư gan? Tầm soát ung thư gan gồm những gì? Mời bạn theo dõi bài viết sau để tìm hiểu!

 

 Những ai nên đi tầm soát ung thư gan?

Những ai nên đi tầm soát ung thư gan?

 

Tầm soát ung thư gan là gì?

   Ung thư gan là tình trạng các khối u ác tính phát sinh trong gan, dẫn đến việc sẽ phá hủy các tế bào gan và cản trở khả năng hoạt động bình thường của cơ quan này… Bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn với tỷ lệ tử vong cao.

   Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, các khối u có thể được loại bỏ giúp người bệnh hồi phục tốt hơn, ít để lại di chứng. Tầm soát ung thư gan là việc thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để giúp phát hiện sớm những bất thường về gan mật, ung thư gan ngay từ khi chưa có triệu chứng.

 

Những đối tượng nào nên tầm soát ung thư gan?

   Những đối tượng nên tầm soát ung thư gan:

  • Những người mắc bệnh về gan: Những người mắc các bệnh về gan như viêm gan virus B, C, xơ gan, gan nhiễm mỡ,… Đặc biệt, virus viêm gan B, C là nguyên nhân gây ung thư tế bào gan nguyên phát hàng đầu.
  • Người có tiền sử thành viên trong gia đình bị ung thư gan.
  • Những người béo phì, mắc bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu: Đường máu và mỡ máu cao sẽ tích tụ tại gan, khiến các tế bào gan bị tổn thương và thoái hóa. Tình trạng này kéo dài dẫn tới xơ gan và làm tăng nguy cơ ung thư gan. Ngoài ra, thuốc điều trị tiểu đường và rối loạn mỡ máu khi sử dụng thời gian dài cũng gây tổn thương gan.
  • Người uống nhiều rượu, bia: Khi vào trong cơ thể, acetaldehyde được sinh ra trong quá trình chuyển hóa rượu cũng làm suy yếu khả năng sửa chữa sai sót tự nhiên DNA của tế bào, gây tăng nguy cơ đột biến tế bào, từ đó khối ung thư sẽ hình thành. Ngoài ra, rượu còn gây tổn thương các tế bào gan làm tăng nguy cơ ung thư.
  • Những người lạm dụng thuốc: Hầu hết các loại thuốc khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa tại gan. Do đó, nếu bạn lạm dụng thuốc như dùng thuốc quá nhiều, dùng thuốc trong thời gian dài thì gan phải hoạt động liên tục, từ đó gây tổn thương gan. Ngoài ra, một số loại thuốc ảnh hưởng nhiều đến gan là thuốc điều trị mỡ máu, thuốc điều trị tiểu đường, thuốc tim mạch, thuốc chống co giật, thuốc tránh thai,...
  • Người sử dụng chất kích thích: Các chất kích thích như thuốc lá nếu sử dụng với hàm lượng nhiều, trong thời gian dài có thể gây nên các bệnh về gan, trong đó có ung thư gan.

 

Người thường xuyên hút thuốc lá cũng có nguy cơ ung thư gan cao

Người thường xuyên hút thuốc lá cũng có nguy cơ ung thư gan cao

 

  • Người thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại: Các chất độc hại như vinyl clorua, thorotrast…. có thể gây ung thư gan. Do đó, những người sử dụng hay tiếp xúc với các chất này trong thời gian dài cần được tầm soát ung thư gan thường xuyên.

>>> Xem thêm: 5 dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh ung thư gan.

 

Các phương pháp tầm soát ung thư gan

Chẩn đoán hình ảnh

   Chẩn đoán hình ảnh là phương pháp không thể thiếu trong tầm soát ung thư gan. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bao gồm:

  • Siêu âm ổ bụng: Siêu âm ổ bụng thu hình ảnh về gan và truyền lên màn hình máy tính. Bác sĩ có thể quan sát các tổn thương và dấu hiệu bất thường trong gan, phát hiện được cả những khối u có kích thước dưới 1cm. Phương pháp siêu âm này rất đơn giản, giúp tiết kiệm chi phí và không gây hại.
  • Nội soi: Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường ở bụng và luồn một ống nội soi vào gan thông qua vết rạch. Với kỹ thuật này, khả năng phát hiện các tổn thương gan, u gan, viêm gan hoặc xơ gan cao.
  • Chẩn đoán hình ảnh với độ phân giải cao như chụp CT, chụp MRT: Các kỹ thuật này được thực hiện nếu siêu âm không thể phát hiện ung thư gan giai đoạn sớm nhưng các kết quả sàng lọc nghi ngờ ung thư gan.

Xét nghiệm máu

   Bác sĩ sẽ chỉ định lấy máu để kiểm tra các chỉ số tầm soát ung thư gan. Các chỉ số tầm soát ung thư gan là:

  • Xét nghiệm AFP: Alpha – fetoprotein (AFP) là một loại protein được tiết ra từ các tế bào gan chưa trưởng thành của thai nhi. Nếu AFP tăng cao là dấu hiệu nghi ngờ lớn với ung thư gan.
  • Xét nghiệm AFP-L3: AFP-L3 là một đồng đẳng của AFP, được sản xuất bởi các tế bào gan ác tính. Vì vậy, nếu phát hiện có AFP-L3 sẽ là bằng chứng nghi ngờ nguy cơ ung thư gan.
  • Xét nghiệm DCP.

Sinh thiết gan

   Đây là phương pháp cuối cùng trong tầm soát ung thư gan. Phương pháp này được chỉ định nếu các kết quả chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm nghi ngờ bệnh nhân có thể đang mắc phải bệnh lý này.

   Nếu kết quả sinh thiết tế bào gan dương tính sẽ cho chẩn đoán xác định ung thư gan. Nếu sinh thiết âm tính sẽ khuyến cáo thăm khám lại bằng chẩn đoán hình ảnh, thậm chí sinh thiết lại sau khoảng thời gian 2 – 3 tháng.

 

Những lưu ý khi thực hiện tầm soát ung thư gan

   Để việc thăm khám, tầm soát bệnh được chính xác, trước khi thực hiện tầm soát ung thư gan, khách hàng cần lưu ý một số vấn đề sau:

Trước khi tầm soát

  • Khi tầm soát ung thư gan, bệnh nhân sẽ được làm xét nghiệm chức năng gan và một số xét nghiệm khác. Vì vậy, tốt nhất bệnh nhân nên nhịn ăn ít nhất 6 tiếng để giúp kết quả xét nghiệm được chính xác và khách quan hơn.
  • Không uống rượu bia, các chất kích thích như trà, cà phê,...
  • Tạm dừng thuốc: Bạn nên tạm dừng thuốc một ngày trước khi đi tầm soát vì uống thuốc có thể sẽ ảnh hưởng đến một số chỉ số của kết quả xét nghiệm.
  • Uống 500ml nước lọc trước khi thực hiện 1 giờ để siêu âm ổ bụng ra hình ảnh rõ ràng hơn.
  • Lựa chọn cơ sở tầm soát uy tín, chất lượng, bác sĩ giàu kinh nghiệm.

 

 Bệnh nhân nên uống nước lọc trước khi tiến hành tầm soát

Bệnh nhân nên uống nước lọc trước khi tiến hành tầm soát

 

Trong khi thực hiện tầm soát

  • Trả lời trung thực các câu hỏi của bác sĩ.
  • Báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không đeo trang sức để thuận tiện cho thăm khám, đồng thời không gây nhiễu, ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu biện pháp đốt sóng cao tần điều trị ung thư gan.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu thêm về tầm soát ung thư gan và các đối tượng nên tầm soát ung thư gan. Tầm soát ung thư gan không chỉ giúp chúng ta phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời mà còn có thể theo dõi sức khỏe tổng quát nhằm chủ động điều trị sớm nhiều bệnh về gan khác. Do vậy, nếu bạn thấy mình trong nhóm đối tượng có nguy cơ thì nên đi tầm soát định kỳ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn nhiều sức khỏe!

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222