Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Sốc nhiệt sau hai giờ chạy xe giữa trời nắng

Thứ bảy, 01-06-2024 11:16 AM

Mục lục [Ẩn]

 

   Trong thời gian gần đây, thời tiết nắng nóng khiến nhiều người có nguy cơ bị sốc nhiệt. Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, đơn vị này đã tiếp nhận một trường hợp nam bệnh nhân 21 tuổi đau đầu, mất ý thức, được chẩn đoán sốc nhiệt mức độ nặng sau hơn 2 giờ đi xe máy từ Hà Nội về Phú Thọ.

 

Đi xe máy về quê giữa trưa nắng, nam thanh niên sốc nhiệt nguy kịch.

Đi xe máy về quê giữa trưa nắng, nam thanh niên sốc nhiệt nguy kịch.

 

Sốc nhiệt sau hai giờ chạy xe giữa trời nắng

   Được biết, sự việc xảy ra vào ngày 27/4, là thời điểm nhiều địa phương trong cả nước nắng nóng gay gắt, nền nhiệt cao từ 39-42 độ C, Thủ đô Hà Nội cũng có mức nhiệt cao nhất trên 39 độ. Nam thanh niên đi xe máy từ Hà Nội về quê Phú Thọ đúng thời điểm nắng nóng nhất trong ngày, từ 12h -14h.

   Người bệnh được đưa cấp cứu ban đầu tại Trung tâm y tế huyện, sau đó được chuyển vào Khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng hôn mê sâu.

   Tại đây, các bác sĩ đã thực hiện các biện pháp hồi sức và kiểm tra toàn diện để lọai trừ tình trạng bất thường não, mạch não và các nguyên nhân khác. Kết quả khám xác định người bệnh bị sốc nhiệt mức độ nặng, nguy cơ tử vong cao 30-40%.

   Nhận định đây là ca bệnh khó, các bác sĩ áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy để kiểm soát nhiệt độ cơ thể cùng các biện pháp hồi sức tích cực. Hạ thân nhiệt chỉ huy là phương pháp sử dụng các kỹ thuật làm lạnh để kiểm soát thân nhiệt bệnh nhân một cách chủ động, nhiệt độ cơ thể bệnh nhân sẽ xuống dưới mức nhiệt độ sinh lý bình thường. Đây là phương pháp bổ trợ cho các phương pháp cấp cứu, cải thiện tỷ lệ tử vong và biến chứng trên bệnh nhân ngưng hô hấp và một số bệnh lý khác, mang lại cơ hội sống khỏe mạnh cho nhiều người bị tổn thương não sau ngưng tim, ngưng thở (ngừng tuần hoàn).

   Sau 5 ngày duy trì hạ thân nhiệt chỉ huy, 2 ngày lọc máu và phối hợp các biện pháp điều trị cực, ý thức người bệnh tỉnh dần, các rối loạn dần ổn định. Đến ngày thứ 8, người bệnh rút được máy thở. Sau 22 ngày điều trị, hiện người bệnh đã được ra viện.

 

 Sốc nhiệt là gì?

   Sốc nhiệt là tình trạng tăng thân nhiệt nghiêm trọng (>40oC) kèm rối loạn hoạt động của các cơ quan như thần kinh, hô hấp, tuần hoàn dẫn đến rối loạn ý thức hoặc hôn mê.

 

Sự khác biệt giữa sốc nhiệt và mệt vì trời nóng.

Sự khác biệt giữa sốc nhiệt và mệt vì trời nóng.

 

   Hiện tượng này thường gặp trong mùa hè, đặc biệt trong những ngày nắng nóng cao điểm, nhiệt độ tăng cao đột ngột. Nếu không được điều trị nhanh chóng, đúng cách, sốc nhiệt có nguy cơ tử vong cao.

   Dấu hiệu của người bị sốc nhiệt gồm:

  • Có dấu hiệu của sự kiệt sức
  • Nhiệt độ tăng lên 40 độ C hoặc cao hơn
  • Cảm thấy rất nóng và khô
  • Không đổ mồ hôi mặc dù cơ thể rất nóng
  • Thở gấp, nhanh hoặc hụt hơi
  • Dần mất tỉnh táo
  • Lên cơn co giật
  • Không phản ứng

   Khi phát hiện người bị sốc nhiệt, cần đưa ngay người bệnh vào nơi mát mẻ, cởi càng nhiều quần áo bên ngoài càng tốt và gọi điện thoại cho xe cấp cứu. Trong lúc đó, cần làm giảm thân nhiệt càng sớm càng tốt ngay tại hiện trường bằng các biện pháp như chườm mát, quạt mát. Thường xuyên đo nhiệt độ và tiếp tục làm chườm mát cho đến khi thân nhiệt giảm xuống 38oC. Khi có xe cấp cứu đến cần nhanh chóng vừa hỗ trợ làm mát cơ thể, vừa đưa người bệnh đến các cơ sở y tế.

 

Các phòng tránh sốc nhiệt khi trời nóng

   Để phòng tránh sốc nhiệt khi trời nóng, bạn nên:

  • Hãy uống đủ định mức, đừng để khi khát thì mới uống. Chia lượng nước cho cả ngày, uống từng ngụm nhỏ. Những người làm việc ngoài trời hay chơi thể thao nên uống thêm các loại nước nước bù điện giải có chứa các ion thiết yếu như Na+, Cl-, Ca2+, Mg2+, K+…
  • Hạn chế ra ngoài vào lúc nắng nóng cao điểm từ 10 giờ đến 16 giờ.
  • Ăn nhiều rau xanh và hoa quả; bổ sung những loại đồ uống giúp giữ mát cơ thể và cung cấp điện giải tự nhiên; đặc biệt là những người lao động ngoài trời nên bổ sung nước chanh, nước trái cây.
  • Khi có các bệnh lý nguy cơ thì không được tập luyện trong điều kiện thời tiết quá nóng.
  • Mặc quần áo rộng, nhẹ, thoáng và sáng màu.
  • Hạn chế đi ra ngoài trời trong thời tiết nắng nóng, không nên di chuyển liên tục dưới trời nắng nóng trong thời gian dài, hãy tìm nơi có bóng râm để nghỉ và rèn luyện cơ thể để thích nghi với trời nắng nóng.
  • Không nên đang trong phòng máy lạnh mà ra ngoài nắng đột ngột. Để nhiệt độ phòng chênh lệch không quá 7oC.
  • Nắng nóng gay gắt không những làm mọi người bị sốc nhiệt mà còn có thể làm da bị cháy nắng, phồng rộp và có thể bị ung thư da. Do đó, mọi người trước khi ra ngoài nên bôi kem chống nắng để bảo vệ da khỏi các nguy cơ tiềm ẩn này.
  • Khi thấy các dấu hiệu như mệt mỏi, buồn nôn, lượng nước tiểu giảm, bị tiêu chảy liên tục trong 2 ngày thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị.

 

Phòng tránh sốc nhiệt khi trời nắng nóng.

Phòng tránh sốc nhiệt khi trời nắng nóng.

 

   Đa phần, sốc nhiệt do nắng nóng có thể tự khỏi sau khi người bệnh được nghỉ ngơi, uống đủ nước. Tuy nhiên ở một số đối tượng có sẵn bệnh nền về tim mạch, huyết áp, người có sức đề kháng yếu thì sốc nhiệt do thời tiết nắng nóng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

 

XEM THÊM:

 

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222