Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Trời lạnh làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim

Thứ ba, 03-12-2024 16:32 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Không khí lạnh đang tràn xuống miền Bắc, nhiệt độ thấp nhất ở vùng núi xuống dưới 10 độ và Hà Nội là 14 độ, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia. Đây là đợt rét đậm đầu tiên của năm nay tại miền Bắc. Theo các chuyên gia, thời tiết trở lạnh làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, cần phải cảnh giác.

 

Trời lạnh làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim

Trời lạnh làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim

 

Trời lạnh làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim

   Tuần này, không khí lạnh tràn xuống miền Bắc khiến nhiệt độ giảm sâu so với tuần trước. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các biến chứng như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, đột tử…

    Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Châu Âu,  cứ nhiệt độ giảm 2,9 độ C trong 24 giờ, đột quỵ sẽ tăng 11% và tỷ lệ cao hơn đối với những người đã có nguy cơ.

   Theo thông tin từ một bệnh viện tại Hà Nội, bệnh viện ghi nhận số người đột quỵ và nhồi máu cơ tim từ tháng 11/2023 đến tháng 2 năm nay tăng 20-30% so với những tháng còn lại trong năm.

   Thời tiết thay đổi không phải nguyên nhân gây đột quỵ và nhồi máu cơ tim, song là yếu tố thúc đẩy. Các nguyên nhân khiến trời lạnh làm tăng nguy cơ đột quỵ là:

  • Sự chuyển lạnh bất ngờ khiến các mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch bị thu hẹp. Điều này khiến lưu lượng máu đến não giảm hơn rất nhiều so với bình thường, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Nhiệt độ giảm khiến độ nhớt của máu tăng, máu dễ bị đông đặc tạo ra các cục máu đông khiến mạch tắc cứng. Điều này làm cho lượng máu đến não bị ứ đọng lại, dễ dẫn đến đột quỵ nếu không được phát triển kịp thời.

 

Nhiệt độ giảm dễ tạo thành cục máu đông gây tắc mạch.

Nhiệt độ giảm dễ tạo thành cục máu đông gây tắc mạch.

 

  • Nhiệt độ giảm cũng làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, hệ renin angiotensin (các hormone làm nhiệm vụ điều hòa cân bằng huyết áp và dịch ngoại bào trong cơ thể) dẫn đến tăng huyết áp. Huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên có thể làm hỏng các mạch máu cung cấp máu cho não, dẫn đến đột quỵ. Huyết áp càng cao thì nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim càng lớn.
  • Nhiều người vào mùa đông có thói quen uống rượu để làm “ấm người”. Cồn trong máu sẽ khiến huyết áp, nhịp tim, lưu lượng máu tăng cao và độ kết dính của máu giảm, nguy cơ đột quỵ do xuất huyết não cũng tăng theo.

 

Cần làm gì để phòng ngừa đột quỵ ?

   Để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ khi nhiệt độ môi trường hạ, bạn nên:

  • Phòng ngừa các yếu tố nguy cơ như bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu  đường… Với những người mắc các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, mỡ máu… cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, đủ chất. Cần tăng cường bổ sung các loại rau, trái cây nhiều chất xơ (bơ, cam, táo, chà là, chuối,...), sử dụng thực phẩm giàu chất béo chưa bão hòa như omega 3 ít nhất 2 ngày trong tuần (cá hồi, cá trích, cá thu,...). Tránh đồ chiên xào, đồ nướng, thịt đỏ và tất cả những đồ ăn chứa chất béo bão hòa. Đồng thời, nên ăn ít muối và hạn chế đường.
  • Tránh mất nước: Cần bù đủ nước hàng ngày và nên uống nước ấm. Có thể uống 5 - 10 ly nước ấm chia nhiều lần trong ngày. Tránh đợi đến lúc thấy khát mới uống.
  • Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa. Khi trời lạnh cần giữ ấm, bạn không ra ngoài trời lúc sáng sớm hoặc tối muộn khi trời còn lạnh. Không tắm trễ cũng như không tắm nước lạnh, sử dụng nước ấm vừa phải.
  • Đừng để cơ thể trở nên quá nóng:
  • Bạn mặc quần áo ấm và sau đó tham gia hoạt động thể chất có thể dẫn đến tăng nhiệt độ cơ thể, điều này khiến các mạch máu giãn ra hoặc giãn nở đột ngột dẫn đến hạ huyết áp (huyết áp thấp) nếu bạn mắc bệnh tim. Do đó khi ra ngoài trời lạnh và thấy đổ mồ hôi, có nghĩa cơ thể bạn đang tăng nhiệt độ.
  • Nếu bạn có vấn đề tim mạch, hãy coi việc đổ mồ hôi này là một dấu hiệu nguy hiểm, nên dừng việc đang làm và vào trong nhà.
  • Cần hạn chế các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, nước ngọt.
  • Với người thừa cân, béo phì cần giảm cân, kiểm soát mỡ máu và duy trì BMI hợp.
  • Tránh căng thẳng, stress, nên thư giãn sau thời gian làm việc, tránh làm việc quá khuya. Ngủ đủ giấc mỗi ngày từ 7-8 tiếng. Sau khi thức dậy, bạn nên chờ cơ thể tỉnh táo và có thể khởi động nhẹ nhàng tại nhà. Không nên tập thể dục ngoài trời khi rét đậm.

 

Không nên tập thể dục ngoài trời khi huyết áp tăng, rét đậm.

Không nên tập thể dục ngoài trời khi huyết áp tăng, rét đậm.

 

  • Tăng cường vận động: Chỉ cần 30 phút đi bộ mỗi ngày cũng có thể giúp phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả. Vì vậy, bạn hãy tận dụng mọi cơ hội để đi bộ khi có thể, ví dụ như đi thang bộ (≤ 2 tầng lầu,nhớ là không được gắng sức) thay vì thang máy, đi bộ đi chợ hay đỗ xe ở xa văn phòng,... Nếu có thể sắp xếp thời gian, bạn có thể tập đi bộ nhanh khoảng 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày và duy trì ít nhất 5 ngày/ tuần.
  • Khám sức khỏe định kỳ sau 3-6 tháng/lần. Đặc biệt nên khám định kỳ trước khi bước vào mùa lạnh để phát hiện sớm các bệnh lý như huyết áp, tim mạch, đái tháo đường,... để điều trị kịp thời.

   Bệnh tim mạch thường gia tăng khi trời lạnh và gây nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh. Người có nguy cơ cao (tăng huyết áp, bệnh tim mạch) nên ngưng hút thuốc lá, tránh uống rượu bia, ăn thức ăn ít mỡ và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Tags: đột quỵ
Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222