Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Men gan là gì? Tìm hiểu ý nghĩa các chỉ số men gan thường gặp

Thứ tư, 12-07-2023 16:58 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Chắc hẳn bạn đã nghe đâu đó khái niệm “men gan cao” và hiểu rằng khái niệm này có ý nghĩa gan đang không khỏe. Vậy cụ thể men gan là gì? Chỉ số men gan bình thường là bao nhiêu? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết này.

 

Các chỉ số men gan thường gặp có ý nghĩa gì?

Các chỉ số men gan thường gặp có ý nghĩa gì?

 

Men gan là gì?

   Gan có nhiệm vụ chuyển hóa các chất và đào thải độc tố trong cơ thể. Men gan - là một hệ thống enzyme  hoàn chỉnh trong gan có tác dụng hỗ trợ gan thực hiện các chức năng này.

   Các loại men gan phổ biến là:

  • Alanin transaminase : ALT (tên khác là GPT hoặc SGPT).
  • Aspartate transaminase: AST (tên khác là GOT hoặc SGOT).
  • Gamma-glutamyl transferase: GGT.
  • Alkaline phosphatase: ALP.

   Khi tế bào gan chết nhiều, những men gan này sẽ được giải phóng vào máu gây ra tình trạng tăng men gan. Mức độ tăng men gan sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của gan và nguyên nhân làm tăng men gan.

 

Tìm hiểu ý nghĩa các chỉ số men gan

Chỉ số men gan ALT (GPT/ SGPT)

   Men Alanin transaminase - ALT là men xuất hiện chủ yếu  trong bào tương của gan. Enzym này tham gia vào quá trình bẻ gãy các chuỗi protein, từ đó phân hủy thức ăn thành năng lượng.

  Thông thường, nồng độ ALT trong máu khá thấp. Chỉ số ALT có giới hạn bình thường là 20 - 40 UI/l. Nếu gan bị tổn thương, ALT bị giải phóng nhiều vào trong máu.

   Đây được coi là dấu hiệu đặc trưng để nhận biết tổn thương gan.

Chỉ số men gan AST (GOT/ SGOT)

   AST cũng là một loại enzyme sản xuất nhiều tại gan. Nồng độ AST thông thường trong máu là 20 - 40 UI/l.

   Ngoài gan, AST còn được tìm thấy ở cơ tim, cơ xương, thận, não, tụy, phổi, bạch cầu, hồng cầu,... với hoạt tính theo thứ tự giảm dần. Do AST còn xuất hiện ở nhiều cơ quan khác nên nó không đặc hiệu cho tổn thương gan.

Chỉ số men gan GGT

   GGT là 1 trong 3 chỉ số men gan quan trọng, được tìm thấy nhiều nhất trong thành tế bào ống mật. Cũng giống như những chỉ số khác, thông thường nồng độ GGT trong máu rất thấp (khoảng 20 - 40UI/l) và tăng lên khi gan bị tổn thương.

   Đặc biệt, khi ống mật dẫn mật từ gan đến ruột bị tắc nghẽn thì GGT là men gan tăng đầu tiên. Do đó, đây được coi là chỉ số để phát hiện các vấn đề về ống mật.

Chỉ số men gan ALP

   ALP tồn tại ở nhiều dạng khác nhau và phụ thuộc vào cơ quan sản sinh ra nó. Phần lớn ALP được sinh ra ở gan, còn lại được sản xuất tại tủy xương, ruột và thận. Ở phụ nữ mang thai, ALP còn được tổng hợp ở nhau thai.

   Chỉ số này thường được chỉ định khi người bệnh có dấu hiệu buồn nôn, vàng da, mệt mỏi, đau bụng không rõ nguyên nhân.

 

Chỉ số men gan bao nhiêu là cao?

   Nếu chỉ số men gan tăng từ:

  • 1 - 2 lần: Men gan tăng nhẹ. Gan có thể tự phục hồi nếu ăn uống và sinh hoạt khoa học.
  • Trên 2 - 5 lần: Men gan tăng trung bình. Tổn thương gan cần được phát hiện và can thiệp kịp thời.
  • Trên 5 lần: Men gan tăng cao. Ở mức độ này, gan bị tổn thương nhiều, cần được điều trị kiên trì và nghiêm túc để phòng ngừa biến chứng.

   Bạn có thể tham khảo bảng sau:

 

Chỉ số

Tăng nhẹ

Tăng trung bình

Tăng cao

AST (UI/l)

40 - 80

80 - 200

> 200

ALT

40 - 80

80 - 200

> 200

GGT

40 - 80

80 - 200

> 200

 

Một số nguyên nhân gây tăng men gan

Các bệnh về gan

   Nếu chỉ số men gan của bạn tăng cao, nguyên nhân có thể do các bệnh về gan như:

  • Viêm gan: Viêm gan A, B, C, D, E hoặc viêm gan tự miễn. Những bệnh này khiến chỉ số AST, ALT tăng cao.
  • Bệnh gan nhiễm mỡ: Do sử dụng nhiều rượu, có thể trạng béo phì hoặc mắc các hội chứng chuyển hóa. Bệnh nhân thường thấy đau và khó chịu bụng trên bên phải, chán ăn, nước tiểu sậm màu, vàng da, vàng mắt,..
  • Xơ gan: Đây là bệnh mạn tính của gan, đặc trưng bởi sự thay thế mô gan bằng mô xơ, mô sẹo. Sự xơ hóa này cản trở hoạt động bình thường của gan. Thời gian đầu, bệnh nhân thấy chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, sốt và giảm cân không chủ ý.
  • Bệnh Wilson: Đây là một rối loạn di truyền, gây tích tụ quá nhiều đồng trong gan, não và các cơ quan quan trọng khác. Đồng tích tụ nhiều ở mô gan gây tổn thương gan, từ đó làm tăng men gan.
  • Ung thư gan.

 

Xơ gan là nguyên nhân gây tăng men gan

Xơ gan là nguyên nhân gây tăng men gan

 

Các bệnh không liên quan đến gan

  • Nhiễm trùng huyết.
  • Bệnh Celiac (tổn thương ruột non do gluten).
  • Nhiễm trùng Cytomegalovirus (CMV).
  • Tăng bạch cầu đơn nhân.
  • Bệnh liên quan đến tự miễn dịch, bệnh huyết sắc tố gây tăng ALT.
  • Tăng chỉ số AST không do bệnh lý gan:
  1. Bệnh thiếu máu tan huyết.
  2. Bệnh cơ như chấn thương cơ xương, loạn dưỡng cơ, viêm da cơ,...
  3. Đau tim.
  4. Viêm tụy cấp tính.
  5. Bệnh tuyến giáp.
  6. Tăng GGT không do bệnh lý gan:
  7. Tăng lipid máu, u lympho, lao, bệnh sarcoidose, áp xe, ung thư di căn gan.
  8. Viêm tụy cấp, viêm tụy mạn, u bóng Vater.
  9. Các bệnh lý tại thận như hội chứng thận hư, ung thư biểu mô thận.

Nguyên nhân khác

   Ngoài các bệnh lý trên, dưới đây là một số nguyên nhân không phải bệnh lý gây tăng men gan:

  • Sử dụng nhiều rượu, bia.
  • Thuốc: Thuốc giảm đau (paracetamol,..), thuốc điều trị rối loạn lipid máu nhóm statin, thuốc kháng sinh..
  • Bổ sung quá nhiều sắt, vitamin A, comfrey (liên mộc).
  • Thừa cân, béo phì.

 

Uống nhiều rượu, bia gây hại gan.

Uống nhiều rượu, bia gây hại gan.

 

Biện pháp phòng ngừa tăng men gan

   Để phòng tránh các chỉ số men gan tăng cao, bạn nên chú ý thay đổi lối sống như:

  • Tiêm đầy đủ các loại vaccine viêm gan virus A và viêm gan virus B.
  • Hạn chế hút thuốc ra, uống rượu bia. Đây là những nguyên nhân trực tiếp gây tăng men gan.
  • Chế độ ăn phù hợp:
  1. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả, đặc biệt là các loại rau họ cải, cải bắp, súp lơ, nghệ, tỏi, bơ...để cơ thể nhận đủ chất xơ.
  2. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
  3. Bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa.
  4. Tránh những thực phẩm có hại cho gan: Thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, muối, đường,..
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Duy trì cân nặng ổn định.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các chỉ số men gan thường gặp khi đi xét nghiệm máu. Men gan tăng cao là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý. Vì vậy, khi phát hiện men gan tăng cao bạn không nên chủ quan nhé!

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222