Mục lục [Ẩn]
Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng là bệnh đường tiêu hoá phổ biến. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và khi thời tiết trở lạnh, chúng dường như càng trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân thấy đau nhiều hơn. Để kiểm soát tình trạng này, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng. Vậy bệnh nhân viêm loét đại tràng cần chú ý gì trong chế độ ăn uống để hạn chế các triệu chứng trở nặng hơn vào mùa đông? Mời bạn theo dõi bài viết sau!
Người bệnh viêm loét dạ dày cần chú ý gì trong chế độ ăn uống?
Trời trở lạnh - người bệnh viêm loét dạ dày thấy đau nhiều hơn
Khi thời tiết lạnh, những người có bệnh viêm loét dạ dày thường thấy đau nhiều hơn. Một số lý do dẫn đến hiện tượng này là:
- Khi thời tiết lạnh, máu có xu hướng chuyển ra ngoại vi để giữ ấm cơ thể và dồn về tim, phổi. Lượng máu đến dạ dày giảm xuống sẽ làm chậm lại quá trình tiêu hóa, gây ứ đọng thức ăn và dịch vị, tạo điều kiện cho viêm dạ dày, tăng nặng tình trạng loét dạ dày, gây đau dạ dày.
- Sự giảm nhiệt độ bên ngoài cũng làm gia tăng lượng histamin trong máu. Tình trạng này khiến dạ dày bài tiết nhiều dịch vị và co bóp mạnh hơn, người có tiền sử viêm loét dạ dày cảm thấy đau nhiều hơn.
- Ngoài ra khi trời lạnh, nhiều người có xu hướng thích ăn các món cay, nóng như lẩu chua cay hoặc uống rượu,... Đây là các tác nhân kích thích khiến bệnh dạ dày trở nên nặng hơn.
Để cải thiện và ngăn ngừa căn bệnh này thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Dưới đây là những điều người bệnh viêm loét dạ dày cần nhớ trong ăn uống để phòng tránh những cơn đau khó chịu.
Nguyên tắc ăn uống đối với người bệnh viêm loét dạ dày
Người bệnh cần lưu ý các nguyên tắc sau:
Chia thành nhiều bữa
Người bệnh nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Việc này sẽ giúp giảm tải và trung hòa axit dạ dày, để dạ dày không bị căng quá gây đau, khó chịu. Bệnh nhân cũng không bị đói quá gây xót ruột.
Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý đảm bảo số lượng và chất lượng dinh dưỡng. Khi hết triệu chứng đau, khó tiêu, ợ chua thì bạn tăng dần số lượng thức ăn đến gần như bình thường.
Thức ăn phải mềm, nhừ, ít xơ
Người bệnh nên ăn thức ăn loãng, mềm, nhừ, dễ tiêu và đủ dinh dưỡng để bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Bạn nên ăn thức ăn mềm, nhừ,...
Ngoài ra, bệnh nhân nên ăn:
- Các loại củ, quả như bầu bí, mướp, khoai… và rau lá thật non, nấu chín nhừ.
- Thức ăn có tính kiềm để trung hòa dịch vị, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày như sữa, trứng.
- Thức ăn giúp thấm hút bớt dịch vị: bột nếp, bánh mì, cơm, xôi; nghệ, gừng, mật ong..
Ăn chậm, nhai kỹ
Thói quen ăn chậm, nhai kỹ sẽ giúp thức ăn nhuyễn mịn và di chuyển trơn tru trong thực quản và dạ dày không phải nhào trộn quá sức khi đang đau. Nếu bạn ăn quá nhanh và nhai không kỹ, các mảnh thức ăn còn quá lớn, còn cứng sẽ ma sát với tổn thương trong dạ dày, khiến bệnh viêm loét dạ dày nặng thêm. Các vi khuẩn tự nhiên trong ruột có thể lên men thức ăn không tiêu và sinh sôi dẫn đến các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, …
Những thực phẩm cần tránh
Bệnh nhân cần tránh ăn các loại thực phẩm sau:
- Thức ăn nhiều muối: cá khô, các loại mắm cá, ướp muối, dưa cà muối chua…Trong các thực phẩm ướp chứa nhiều muối cũng làm cho dạ dày "vất vả" hơn trong khâu xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư nên cần hạn chế tiêu thụ để phòng bệnh.
- Thức ăn nhiều gia vị: mẻ, giấm, tiêu, ớt...
- Thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán. Các loại đồ ăn chiên xào không dễ tiêu hóa nên có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.
- Tránh ăn nóng, uống nóng gây tổn thương niêm mạc, không nên ăn thức ăn khi còn quá nóng.
- Không ăn các loại quả chua, trái cây họ cam quýt, dứa, chuối tiêu ...
- Không ăn thức ăn cứng như ngũ cốc thô, các loại hạt, măng khô…
- Tránh uống trà đặc, cà phê, rượu bia, nước có gas…
- Đồ ăn sống, lạnh có tác dụng kích thích khá mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dày nên dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.
Bổ sung vitamin và khoáng chất
Bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tăng sản sinh nhung mao và phục hồi niêm mạc tiêu hóa. Các loại vitamin và khoáng chất nên bổ sung là các vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B12, vitamin A,C,E, kẽm, sắt, canxi...
Ngoài ra, bạn nên bổ sung lợi khuẩn đường ruột thông qua men vi sinh, sữa chua kefir…
Bổ sung lợi khuẩn qua sữa chua hoặc men vi sinh
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc nắm được các nguyên tắc ăn uống khi bị viêm loét đại tràng vào mùa lạnh. Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh cần chú ý có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh suy nghĩ căng thẳng, stress và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM: