1. Thông tin cơ bản về tình hình nghiện rượu ở nước ta
Ở nước ta, tổng kết các báo cáo tại hội nghị “Sơ kết nghiên cứu dịch tễ, lâm sàng lạm dụng rượu” Tổ chức năm 1994 tại Hà Nội cho thấy số người lạm dụng rượu chiếm tỷ lệ cao trong dân. Tỷ lệ lạm dụng rượu trong thành phố là từ 5% đến 10,4%, cao hơn rõ rệt khu vực nông thôn (0.57 - 1,2 dân số).
Theo Hội Tâm thần học Mỹ (năm 1994), lạm dụng rượu phải thỏa mãn 1 số tiêu chuẩn sau:
Hình thức sử dụng rượu không thích hợp gây ra 1 số biến đổi về chức năng hoặc 1 sự chịu đựng có ý nghĩa lâm sàng đặc trưng bằng sự có mặt của ít nhất 1 trong những biểu hiện sau, xảy ra trong vòng 1 năm trở lại đây:
-
Sử dụng nhắc lại rượu dẫn đến mất khả năng thực hiện những nhiệm vụ quan trọng trong lao động, học tập và ở nhà.
-
Sử dụng nhắc lại rượu trong các tình huống có thể nguy hiểm về thể chất (bệnh tim mạch, loét dạ dày - tá tràng, bệnh viêm gan , xơ gan, lái xe hoặc lao động với các loại máy móc khi uống rượu).
-
Lặp lại những vấn đề về pháp luật liên quan đến sử dụng rượu (Ví dụ bị bắt giữ vì có những hành vi không bình thường do uống rượu).
-
Sử dụng rượu mặc dù biết có những vấn đề dai dẳng hoặc tái diễn giữa cá nhân hoặc xã hội xảy ra kịch tính phát lên do tác dụng của rượu (mâu thuẫn gia đình, cơ quan, xã hội), bùng phát lên do rượu.
-
Không có biểu hiện của sự phụ thuộc rượu.
2. Nghiện rượu là gì ?
Cảm giác thôi thúc phải uống rượu: người nghiện rượu khi đã bắt đầu uống rượu thì không thể ngừng lại được. Nếu họ bỏ rượu, họ cảm thấy thèm mãnh liệt.
Thói quen uống rượu hàng ngày: Người nghiện rượu uống hết ngày này sang ngày khác. Họ uống rượu sau các khoảng thời gian nhất định để tránh hoặc làm nhẹ hội chứng cai.
Uống rượu được ưu tiên hơn các hành động khác: với người nghiện rượu, uống rượu là vấn đề được ưu tiên hàng đầu, hơn cả sức khỏe, gia đình, nhà cửa, nghề nghiệp và cuộc sống xã hội.
Có hiện tượng dung nạp rượu: với 1 nồng độ rượu trong máu bình thường, người nghiện rượu không bị ảnh hưởng. Họ cho rằng rượu đối với họ không thành vấn đề gì, nhưng thật ra quan niệm đó là sai bởi vì tăng dung nạp rượu là dấu hiệu quan trọng của sự tăng nghiện rượu. Đến giai đoạn cuối của nghiện rượu, sự dung nạp rượu tụt xuống và người nghiện rượu trở nên mất năng lực chỉ sau khi uống 1 lượng rượu nhỏ.
Lặp đi lặp lại hội chứng cai rượu: hội chứng cai rượu xảy ra với 1 người uống rượu nhiều trong thời gian nhiều năm, các triệu chứng xuất hiện khi nồng độ rượu trong máu tụt xuống. Các triệu chứng này xuất hiện khi thức giấc sau 1 đêm không được uống rượu.
Uống rượu buổi sáng: người nghiện rượu uống rượu ngay sau khi ngủ dậy để ngăn chặn hội chứng cai. Ở hầu hết các nền văn hóa, uống rượu vào buổi sáng sớm bị coi là nghiện rượu.
Tái nghiện trở lại: Những người nghiện rượu nặng sẽ dễ dàng tái nghiện sau 1 thời gian cai rượu. Khi được uống rượu họ sẽ nhanh chóng tái nghiện chỉ sau vài ngày uống.
Theo WHO năm 1993 nghiện rượu là nhu cầu thèm muốn đòi hỏi thường xuyên đồ uống có cồn, hình thành thói quen, rối loạn nhân cách, giảm khả năng lao động và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Với bài viết này chúng tôi đã đưa ra được thế nào là nghiện rượu, và biểu hiện của của người nghiện rượu như thế nào ? Rất mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có được những kiến thức để giúp người thân của bạn thoát khỏi rượu bia. Không để rượu bia phá vỡ hạnh phúc gia đình.