Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Nhiều người trẻ Việt mắc hội chứng cổ rùa vì "vật bất ly thân"

Thứ hai, 17-06-2024 16:40 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Một nghiên cứu khảo sát trên 425 sinh viên tại TPHCM khi sử dụng điện thoại cho thấy tỉ lệ mắc hội chứng cổ rùa là 46,6%, lệch trọng tâm đầu 69,2%.

 

Nhiều người trẻ Việt mắc hội chứng cổ rùa vì cúi đầu sử dụng điện thoại.

Nhiều người trẻ Việt mắc hội chứng cổ rùa vì cúi đầu sử dụng điện thoại.

 

Nhiều người trẻ Việt mắc hội chứng cổ rùa vì "vật bất ly thân"

   Một nghiên cứu của các chuyên gia Khoa Kỹ thuật Phục hồi chức năng, Trường Đại học Hồng Bàng đã chỉ ra vấn nạn hội chứng cổ rùa ở người trẻ do lạm dụng điện thoại.

   Theo đó , nghiên cứu đã phân tích yếu tố liên quan đến hội chứng cổ rùa trên 425 sinh viên tại TPHCM khi sử dụng điện thoại. Kết quả cho thấy, tỷ lệ sinh viên mắc hội chứng cổ rùa là 46,6%, lệch trọng tâm đầu 69,2%. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do thời gian sử dụng điện thoại nhiều, góc gập cổ trung bình thấp quá mức...

   Hội chứng cổ rùa đang được xem là đại dịch của thời kỳ 4.0. Người trẻ hiện nay thường ít quan tâm đến tư thế, ảnh hưởng của tư thế đến cấu trúc, chức năng của cơ thể. Thông thường, đầu người nặng khoảng 5-6kg. Tuy nhiên, khi bạn dùng điện thoại ở tư thế cổ rùa, cổ cúi và gập về phía trước, trọng lượng đè lên cột sống cổ sẽ tăng lên. Ở góc 15 độ, trọng lượng này là khoảng 12kg, ở góc 30 độ là 20kg, ở góc 45 độ là 25kg và ở góc 60 độ là 30kg. Vì vậy, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra thoái hóa đốt sống cổ sớm ở người trẻ.

 

 Đầu cúi càng sâu thì áp lực cổ phải chịu càng lớn.

Đầu cúi càng sâu thì áp lực cổ phải chịu càng lớn.

 

Hội chứng cổ rùa là gì?

   Hội chứng cổ rùa (Text neck syndrome) không phải là một chẩn đoán y tế chính thức mà là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ tình trạng cổ bị chịu áp lực lặp đi lặp lại nhiều lần, xảy ra khi cổ được giữ ở tư thế uốn cong và vươn tới phía trước chứ không phải  duỗi thẳng trong thời gian dài.

Tư thế này ảnh hưởng đến độ cong của cột sống cổ, các đốt sống ngực bị cong về phía sau trong khi đốt sống cổ khom gù về phía trước, gây ra sự cong vênh đáng kể của cột sống. Hội chứng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm mất đi tính thẩm mỹ của cột sống.

Hội chứng cổ rùa có những dấu hiệu và biến chứng sau:

  • Đau ở cổ, lưng trên và/ hoặc vai.
  • Tư thế đầu hướng về phía trước.
  • Giảm khả năng vận động do cổ, lưng trên và vai bị căng.
  • Đau đầu do các cơ ở gáy bị co thắt và gây đau. Ngoài ra, các cơn đau cũng có thể lan từ cổ lên đầu.
  • Khi gập cổ, cơn đau tăng lên nhiều.
  • Gù lưng cổ rùa có thể dẫn đến tê bại ở hai tay, làm giảm khả năng cầm nắm và ở mức nặng nhất, người bệnh có thể mất khả năng vận động.

Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cổ rùa có thể gây ra những triệu chứng khó chịu như đau đầu, mệt mỏi và đau cổ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính thẩm mỹ của cơ thể.

 

Cách khắc phục hội chứng cổ rùa

Có thể giảm thiểu tình trạng gù lưng cổ rùa bằng cách thực hiện các bài tập thể dục tại nhà. Một số bài tập mà có thể thực hiện bao gồm:

  • Bài tập hình ảnh phản chiếu: Thực hiện động tác ngược lại với tư thế gù lưng bằng cách đứng thẳng lưng, hất nhẹ cằm lên và ngả đầu ra sau, hơi ưỡn ngực ra trước để đẩy vai nhẹ về phía sau.
  • Bài tập cho cằm: Đây là một trong những bài tập cổ đơn giản và hiệu quả nhất. Bắt đầu bằng cách đứng thẳng và cố gắng đưa cằm lên cao nhất có thể, sau đó đưa cằm xuống càng thấp càng tốt. Mỗi ngày tập động tác này khoảng 15 lần sẽ có cải thiện đáng kể.
  • Tập cổ – đầu: Bắt đầu bằng tư thế ngồi thẳng, đầu quay sang phải rồi tiếp đó quay sang trái. Bạn hãy lặp lại động tác đơn giản này khoảng từ 10 tới 15 lần. Tiếp đó hãy quay đầu sang phía phải và đưa mũi về phía vai bạn. Lặp lại động tác nhưng làm ngược lại bên trái.
  • Động tác vươn tay: Thực hiện động tác bắt đầu với tư thế thẳng lưng, nắm tay lại và vươn cao hai tay từ trước ra sau. Các bài tập này giúp tăng cường sức khỏe cho các nhóm cơ ở vùng ngực và lưng, hỗ trợ đốt sống phát triển bình thường.

 

 

   Trên đây là một số lưu ý về hội chứng cổ rùa. Hội chứng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây khó chịu về mặt thẩm mỹ, vì vậy, bạn cần chú ý sinh hoạt và làm việc đúng tư thế, tránh tạo gánh nặng lên xương khớp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222