Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Phân loại bệnh tiểu đường

Thứ hai, 16-12-2019 14:20 PM

 

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh do rối loạn chuyển hóa đường trong máu, khi tuyến tụy không sản xuất được insulin hoặc sản xuất rất ít hoặc sản xuất nhiều nhưng làm việc không hiệu quả làm cho quá trình chuyển hóa đường bị rối loạn, lượng đường trong máu sẽ không được chuyển hóa hết thành năng lượng, gây ra lượng dư thừa đường trong máu, từ đó hình thành lên bệnh tiểu đường. Vậy bệnh tiểu đường bao gồm có mấy loại? đặc điểm của mỗi loại như thế nào? mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây:

 

Bệnh tiểu đường tuýp 1

 

       Bệnh tiểu đường tuýp 1 là sự rối loạn tự miễn, diễn ra khi tuyến tụy không thể tiết được insulin từ đó dẫn tới tình trạng cơ thể thiếu insulin để chuyển hóa năng lượng từ đường. Thay vì tấn công các yếu tố bên ngoài, hệ miễn dịch của bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 tự tấn công các tế bào tuyến tụy, dẫn đến sự thiếu hụt insulin, từ đó tăng lượng đường huyết, đường không được chuyển hóa từ đó dẫn đến bị ứ đọng trong máu. 

 

      Đối tượng bị đái tháo đường típ 1 thường là trẻ em và người trẻ và chiếm tỉ lệ khá ít trong tổng số người bị đái tháo đường trên thế giới, tuy nhiên đang có xu hướng gia tăng (theo nghiên cứu từ Tổ chức Đái Tháo Đường thế giới (IDF)1).

 

     Bệnh tiểu đường tuýp 1 chiếm khoảng 7-10% trong số các bệnh nhân bị tiểu đường. Trước đây, loại bệnh này thường xuất hiện trung bình ở lứa tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, gần đây lứa tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hoá hơn.

 

     Cho tới thời điểm này, vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường tuýp 1. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu thì bệnh này là do yếu tố di truyền cũng như cách sinh hoạt. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ cao hơn nếu bạn thuộc nhóm sau:

  • Mẹ hoặc anh chị em bị bệnh tiểu đường tuýp 1

  • Tiếp xúc với một số virus gây bệnh

  • Sự hiện diện của kháng thể bệnh tiểu đường

  • Thiếu vitamin D, sử dụng sữa bò hoặc sữa bột có nguồn gốc từ sữa bò sớm và ăn các loại ngũ cốc trước 4 tháng tuổi cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh

  • Các nước như Phần Lan và Thụy Điển có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 khá cao

     Triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 thường bao gồm: uống nước nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhiều. Thông thường, đây là dấu hiệu 80-90% tế bào beta tụy bị hư hại.

 

 

 

 

Bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một căn bệnh khởi phát do suy giảm sự bài tiết insulin và do tính kháng insulin dẫn đến insulin hoạt động không hiệu quả, từ đó dẫn đến không chuyển hóa đường trong máu. So với bệnh tiểu đường tuýp 1, thì bệnh tiểu đường tuýp 2 khởi phát và tiến triển chậm hơn, khoảng 95% người bị bệnh tiểu đường trên thế giới là tiểu đường tuýp 2. 

 

     Đối tượng bị bệnh tiểu đường tuýp 2 thường ở người cao tuổi, những người trong tình trạng thừa cân, béo phì, bệnh nhân bị rối loạn lipid máu, cao huyết áp, tiền căn có người thân bị tiểu đường, phụ nữ sinh con nặng trên 4 kg, hoặc các bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc làm tăng đường huyết.

 

    Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường ít có triệu chứng hơn. Thông thường, bệnh nhân được phát hiện thông qua các dấu hiệu như đột nhiên sụt cân, đi khám sức khỏe, xét nghiệm đường huyết phát hiện bệnh. Cứ khoảng 50% người bệnh tuýp 2 thì có ít nhất một người bị biến chứng của tiểu đường do không phát hiện bệnh sớm.

 

     Sự liên quan của yếu tố di truyền và yếu tố môi trường hay sự liên quan của việc suy giảm bài tiết insulin và tính kháng insulin đến sự khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ khác nhau tùy vào từng trường hợp bệnh nhân. Mặt khác dù cùng một trường hợp bệnh nhân nhưng cũng có sự khác nhau tùy vào thời điểm.

 

 

 

 

Tiểu đường thai kỳ

     Tiểu đường thai kỳ là trường hợp bệnh tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai, mà trước khi mang thai người này chưa bao giờ bị tiểu đường, bệnh thường xuất hiện sau tuần thứ 24 của thai kỳ. Bệnh tiểu đường thai kỳ thường ngắn hạn và sẽ hết khi bạn kết thúc thai kỳ. Tuy nhiên tỷ lệ bị bệnh tiểu đường về sau của phụ nữ bị tiểu đường khi mang thai sẽ cao hơn những người khác.

 

     Nguyên nhân của bệnh tiểu đường thai kỳ thường do tình trạng kháng insulin xảy ra trong thai kỳ. Phụ nữ mang thai ở tuổi cao có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn. Bệnh có thể được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị cụ thể nếu thai phụ thường xuyên đi khám thai định kỳ. Bệnh tiểu đường thai kỳ khiến thai nhi có thể bị dị tật, thai to, dễ sảy thai, khó sinh.

 

 

 

 

  Trên đây là 3 bệnh tiểu đường thường gặp, người bệnh nên nắm bắt được tình hình bệnh của mình để có phương pháp điều trị hợp lý. Để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, người bệnh cần có chế độ ăn uống và tập luyện thể dục hợp lý. Hy vọng rằng, với những thông tin mà bài viết cung cấp, mọi người sẽ có thêm những thông tin rất hữu ích về bệnh tiểu đường.

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BoniDiabet + - Giúp giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường

Ngày nay, bệnh tiểu đường còn được gọi là " sát thủ thầm lặng" do mức độ phổ biến của bệnh cũng như những biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra trên tim, gan, thận, mắt , thần kinh,...

Tpbvsk BoniDiabet+ có thành phần thảo dược cùng các vitamin, nguyên tố vi lượng như: Magnesium, Zinc, Selenium, Chromium , Acid alpha lipoic, Chiết xuất thìa canh, Mướp đắng, Hạt methi, Quế, Lô Hội , Vitamin C, Folic acid. Tpbvsk BoniDiabet + giúp hỗ trợ giúp giảm lượng đường trong máu, giúp giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường, hỗ trợ giảm cholesterol máu. 

Tpbvsk BoniDiabet + được sản xuất bởi công ty J&E International corp – Mỹ và phân phối tại Việt Nam bởi công ty Botania.

Với liều dùng 1-2 viên × 2 lần/ ngày, Tpbvsk BoniDiabet + dành cho người lớn bị tiểu đường, tiền tiểu đường.

 

 

XEM THÊM:

 

 

Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh 

Không sử dụng đối với những người mẫn cảm với các thành phần của sản phẩm

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222