Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Chế độ ăn cho người tiểu đường và 7 câu hỏi thường gặp

Thứ hai, 04-11-2019 14:44 PM

 

chế độ ăn cho người tiểu đường

 

Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý là một phần quan trọng và không thể thiếu được trong cuộc sống của những người bệnh tiểu đường. Cùng tìm hiểu về 13 câu hỏi thắc mắc thường gặp nhất về chế độ ăn uống cho người bị đái tháo đường ở bài viết dưới này nhé !

 

1. Người béo phì bị tiểu đường nên chọn thực đơn thế nào ?

Với người béo phì mắc đái tháo đường, điều cần thiết nhất là phải điều chỉnh lại thực đơn để sao cho ăn vào rồi thì trọng lượng không tăng mà lại có xu hướng giảm cân.

Trong điều kiện bệnh tình đã tương đối ổn định, người bệnh nên hạn chế thức ăn có nhiều calo, nếu ăn vẫn thấy đói thì ăn thêm rau xanh có nhiều xơ thực vật, lượng calo ít mà lại tạo ra cảm giác no bụng. Điều này rất có lợi cho mục tiêu giảm béo, giảm cân cho bệnh nhân.

Trên cơ sở đảm bảo những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể thì phải cố gắng giữ cho luôn ở trạng thái năng lượng tiêu hao bao giờ cũng lớn hơn năng lượng được hấp thu vào. Nếu duy trì được lâu dài trong tình trạng này thì cơ thể sẽ giảm cân được và cuối cùng thì trọng lượng sẽ đạt tới chỉ tiêu của người bình thường.

 

2. Người tiểu đường bị cao huyết áp nên ăn uống ra sao ?

Tỷ lệ người bệnh đái tháo đường bị cao huyết áp rất lớn, đa phần gặp ở những người già, càng cao tuổi thì càng dễ bị bệnh. Bởi vậy trong quá trình chữa trị bệnh cao huyết áp của người bệnh tiểu đường thì việc sử dụng thức ăn đúng hàm lượng dinh dưỡng là hết sức quan trọng vì nó khống chế nhiệt lượng và trọng lượng của cơ thể.

Trong trường hợp này thì người bệnh cần phải đặc biệt chú ý đến lượng muối hấp thu vào cơ thể hằng ngày. Tốt nhất là nên ăn nhạt đi, ăn ít muối hơn so với trước khi phát hiện ra bệnh để cho huyết áp không tăng lên mức quá cao.

 

3. Người tiểu đường bị tai biến mạch máu não nên chọn thực đơn thế nào ?

Tai biến mạch máu não là một trong những biến chứng dẫn đến tàn tật hoặc tử vong của tiểu đường. Sau khi cơn đột quỵ xảy ra, đa phần người bệnh sẽ không tự chủ được trong sinh hoạt hằng ngày, ăn uống, vệ sinh cá nhân đều phải có người giúp đỡ.

Trường hợp này có nhiều giai đoạn đặc biệt nên cũng cần phải có nhiều loại thực đơn:

 

Thực đơn ở giai đoạn cấp tính

Trong giai đoạn này thì chỉ nên cho người bệnh ăn: sữa 1500 ml, cháo thịt xay 500 ml, nước rau ép 500 ml hoặc bột hỗn hợp, tất cả chia thành 5 lần, mỗi lần ăn khoảng 500 ml.

 

Thời kỳ phục hồi sức khỏe

Người bệnh có thể tham khảo thực đơn dưới đây:

+Ăn sáng: cháo (gạo 50g, đậu 20g), trứng gà 50g.

+Bữa ăn phụ: chuối tiêu 10g.

+Bữa ăn trưa: cơm 50g, canh thịt băm (rau 25g, thịt nạc băm 20g), đậu phụ nhồi thịt (đậu phụ 100g, thịt băm 20g), giá xào ( giá 100g).

+Bữa ăn phụ: nước cam 200 ml.

+Bữa ăn tối: mì sợi 100g, thịt xào rau cần (rau cần 100g, thịt lợn 30g)

+Bữa ăn phụ: sữa đậu nành 25g.

 

4. Bệnh đái tháo đường bị nhồi máu cơ tim nên ăn những gì ?

Bệnh nhồi máu cơ tim ở người tiểu đường cũng là một biến chứng nguy hiểm và xảy ra rất nhanh, nhất là các bệnh nhân có tiểu sử bệnh tim mạch, mỡ máu. Chế độ dinh dưỡng lúc này cho người bệnh có vai trò rất quan trọng để phục hồi sức khỏe. Bởi vậy, phải thực hiện đúng chế độ dinh dưỡng trong một bữa ăn thì mới có thể góp phần vào việc ngăn chặn hoặc chữa trị bệnh nhồi máu cơ tim.

Thông qua việc khống chế hàm lượng đường glucose trong máu, giảm cân, ăn một lượng vừa đủ các thức ăn giàu chất xơ thực vật, đảm bảo một lượng muối vô cơ và nguyên tố vi lượng đầy đủ, cung cấp lượng vitamin phong phú thì mới có thể đạt được mục đích phòng ngừa và chữa trị biến chứng nguy hiểm này ở người bệnh tiểu đường.

 

5. Người bị tiểu đường có gan nhiễm mỡ nên chọn thực đơn thế nào ?

Bệnh gan nhiễm mỡ và bệnh béo phì ở người bệnh đái tháo đường có liên quan đến nhau hết sức mật thiết. Do đó có rất nhiều trường hợp người bệnh tiểu đường bị gan nhiễm mỡ.

Do quá trình chuyển hóa của mỡ trong gan bị rối loạn nên cơ thể không có khả năng điều tiết lượng mỡ dư thừa dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ. Bên cạnh đó thì những người nghiện rượu lâu năm hay ăn uống quá nhiều chất dinh dưỡng cũng sẽ dẫn đến tình trạng này.

Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường bị gan nhiễm mỡ thì càng phải duy trì thói quen hạn chế chất béo, chất đường, chất đạm… thì mới có thể làm cho các mô mỡ trong tế bào gan bị oxy hóa nhanh chóng và tiêu tan đi. Đồng thời chế độ ăn này còn có tác dụng bảo vệ tế bào gan, giúp tế bào gan hồi phục và tái sinh, trở lại trạng thái khỏe mạnh ban đầu.

 

6. Người tiểu đường có mỡ máu cao cần ăn uống như thế nào ?

Hàm lượng mỡ trong máu cao cũng là một biến chứng của bệnh tiểu đường, nó làm cho sự trao đổi lipid trở nên không bình thường và khiến cho động mạch dễ bị xơ vữa. 

Vì vậy điều chỉnh hàm lượng chất dinh dưỡng trong các bữa ăn hằng ngày hợp lý là một trong những biện pháp quan trọng trong việc đề phòng và chữa bệnh mỡ máu cao ở người tiểu đường. Hơn nữa nó cũng có vai trò quan trọng để kìm hãm sự phát triển của bệnh và tác động không cho huyết mạch bị xơ vữa.

Để hạn chế được lượng cholesterol trong các bữa ăn hằng ngày, người bệnh cần phải ăn nhiều chất xơ thực vật, ăn nhiều nấm, mộc nhĩ, các loại thịt trắng không da, không ăn nội tạng động vật, ăn hạn chế tôm, ăn các loại thức ăn không chứa cholesterol…

 

7. Người bệnh tiểu đường bị suy thận nên chọn thực đơn ra sao ?

Khi bị đái tháo đường, nguy cơ thận bị tổn thương, suy giảm chức năng là rất lớn. Nếu như không phát hiện sớm được tình trạng này thì người bệnh sẽ phải đối diện với nguy cơ bị suy thận mạn tính.

Biến chứng suy thận là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường, trong đó tiểu cầu thận sẽ bị xơ cứng. Vì vậy lựa chọn thực đơn để ngừa bệnh bằng cách ăn uống hợp lý, giảm nhẹ chức năng làm việc của thận cũng chính là cách để giảm bớt chứng bệnh lâm sàng.

Phải dựa vào mức độ protein và hàm lượng ure trong máu mới có thể đưa ra một thực đơn có lợi nhất cho người bệnh. Người suy thận phải ăn nhạt đi cho nên cần phải hạn chế các loại thức ăn có nhiều muối, khi nấu nướng phải giảm lượng muối sử dụng đi.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BoniDiabet+ dành cho người bệnh tiểu đường , tiền tiểu đường

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BoniDiabet+ dành cho người bệnh tiểu đường , tiền tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý nguy hiểm bởi những biến chứng vô cùng nguy hiểm do nó gây ra: biến chứng trên tim mạch, mờ mắt, đục thủy tinh thể, mù lòa, tê bì chân tay, suy thận, nhiễm trùng,…

Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế, bệnh tiểu đường đang có xu hướng tăng cao. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường là béo phì thừa cân, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, phụ nữ sinh con trên 4 kg, buồng trứng đa nang... Để phòng bệnh, cần có lối sống lành mạnh, vận động thể lực, ăn nhiều rau xanh và chất xơ, giảm tinh bột, hạn chế thức ăn chiên xào, không ngồi quá nhiều, giảm stress...

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BoniDiabet+ với các thành phần Magnesium, Zinc, Selenium, Chromium, Acid alpha lipoic,chiết xuất thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, bột lô hội , Vitamin C, folic acid hỗ trợ giúp giảm lượng đường trong máu, giúp giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường, hỗ trợ giảm cholesterol máu. 

Uống 1-2 viên × 2 lần/ ngày, ngày uống 2 lần, tpbvsk BoniDiabet+ dành cho người lớn bị bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường. 

Tpbvsk BoniDiabet+ được sản xuất bởi công ty J&E International corp – Mỹ do công ty Botania phân phối tại Việt Nam.

 

 

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Không sử dụng với những người mẫn cảm với các thành phần của sản phẩm

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222