Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Các bệnh thường gặp khi trời nồm ẩm

Thứ hai, 05-02-2024 16:15 PM

Mục lục [Ẩn]

 

    Thời tiết nồm ẩm ướt, bí bách không chỉ khiến nhiều người cảm thấy khó chịu mà  còn là điều kiện thuận lợi để các mầm bệnh có thể sinh sôi và phát triển. Trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu khi trời nồm dễ mắc bệnh gì và các cách phòng chống bệnh để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình một cách tốt nhất.

 

Thời tiết nồm ẩm là điều kiện thuận lợi cho nhiều mầm bệnh phát triển.

Thời tiết nồm ẩm là điều kiện thuận lợi cho nhiều mầm bệnh phát triển.

 

Các bệnh thường gặp khi trời nồm

Thủy đậu là bệnh thường xuất hiện khi trời nồm

   Bệnh thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm vi rút Varicella Zoster. Bệnh nhân mắc thủy đậu có các nốt tròn, nhỏ xuất hiện khắp cơ thể và cảm thấy ngứa ngáy. Thời tiết nồm ẩm là điều kiện tốt cho virus thủy đậu phát triển và lây lan. Nếu không được điều trị đúng cách, các nốt thủy đậu có thể dẫn đến nhiễm trùng, để lại sẹo, thậm chí là các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm phổi hoặc viêm màng não.

Bệnh về đường hô hấp

    Nồm ẩm kéo dài làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp thường gặp như cúm, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi... Nguyên nhân do các loại vi khuẩn, vi sinh vật, nấm mốc phát tán trong không khí có môi trường thuận lợi để tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, nồm ẩm cũng làm tăng mức độ trầm trọng của một số bệnh đường hô hấp mạn tính như: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản…

   Đối tượng dễ trở thành nạn nhân của các bệnh lý đường hô hấp trong tiết trời ẩm ương này chính là trẻ em và người già. Người bệnh không nên chủ quan khi thấy các dấu hiệu như ho, sốt, chảy nước mũi,..., đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Các dấu hiệu này có thể là biểu hiện ban đầu của viêm phổi và việc tự ý điều trị, không qua chẩn đoán bệnh của bác sĩ sẽ rất nguy hiểm.

Bệnh về da

   Ngoài các bệnh về hô hấp, những căn bệnh về da khi thời tiết nồm ẩm cũng tăng mạnh. Nguyên nhân do không khí ẩm ướt, bí bách khiến da trở nên ẩm ướt và tiết nhiều dầu nhờn hơn, đây là điều kiện thuận lợi để các mầm bệnh sinh sôi và phát triển. Từ đó tác động và gây ra các bệnh như viêm da, trời nồm gây dị ứng, mụn,...

    Bên cạnh đó, thời tiết ẩm ướt khiến quần áo phơi lâu này không khô được, nấm mốc, vi khuẩn và virus gây bệnh phát triển mạnh trên đó. Khi chúng ta mặc quần áo sẽ tiếp xúc với các mầm bệnh này gây ngứa ngáy khó chịu, thậm chí mắc các bệnh về da. Đáng chú ý, do bệnh về da thường không nguy hiểm ngay nên nhiều người chủ quan không đi thăm khám kịp thời, dẫn đến một số trường hợp nhập viện vì nhiễm khuẩn, biến chứng nặng.

 

Thời tiết nồm ẩm khiến mọi người dễ mắc các bệnh về da.

Thời tiết nồm ẩm khiến mọi người dễ mắc các bệnh về da.

 

Làm gì để phòng bệnh khi thời tiết nồm ẩm?

   Để phòng bệnh trong mùa nồm ẩm cách tốt nhất là cần có giải pháp để giữ gìn vệ sinh môi trường sống và nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách thực hiện:

  • Nên sử dụng máy hút ẩm để tạo độ khô ráo hoặc bật điều hòa ở chế độ khô để giảm bớt độ ẩm, duy trì độ ẩm không khí ở mức 40 - 60% là tốt nhất.
  • Quần áo cần được sấy thật khô để tránh các mầm bệnh phát triển.
  • Khi di chuyển nên giữ ấm mũi miệng, tai, cổ, vùng ngực và tay chân, tránh các bộ phận này nhiễm lạnh.
  • Nếu cơ thể bị ướt mưa, cần nhanh chóng thay quần áo khô, làm ấm bằng cách uống nước ấm, trà gừng.
  • Giữ sức khỏe trong thời tiết giao mùa, cần duy trì chế độ sinh hoạt khoa học: Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, duy trì luyện tập thể dục, tiêm phòng vacxin cúm, phế cầu, ho gà giúp nâng cao sức đề kháng, phòng bệnh.
  • Khi ra khỏi nhà, nên đeo khẩu trang để phòng bệnh.
  • Giữ khoảng cách với những người có biểu hiện bị bệnh đường hô hấp.
  • Đeo khẩu trang phù hợp và đúng cách.
  • Thường xuyên rửa tay sạch.
  • Vệ sinh da sạch sẽ sau khi ra đường và nhất là ở nơi có nhiều khói bụi, nơi đông người.
  • Thay vỏ gối, vỏ chăn ga thường xuyên để đảm bảo sạch sẽ, khô ráo.
  • Không mặc quần áo khi còn đang ẩm.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà ở, hạn chế mở cửa nhiều thời gian trong ngày để hơi ẩm tràn vào nhà.

 

 Thay vỏ chăn, gối thường xuyên để đảm bảo sạch sẽ, khô ráo.

Thay vỏ chăn, gối thường xuyên để đảm bảo sạch sẽ, khô ráo.

 

  Trên đây là một số bệnh lý thường gặp vào mùa nồm và các biện pháp phòng tránh. Để phòng bệnh trong mùa nồm ẩm, cách tốt nhất là cần có giải pháp để giữ gìn vệ sinh môi trường sống và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222