Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Hiểm họa khôn lường với sức khỏe khi ăn tiết canh

Thứ ba, 05-12-2023 10:20 AM

Mục lục [Ẩn]

 

   Ở Việt Nam, tiết canh là món ăn rất được yêu thích, phổ biến nhất là tiết canh lợn, tiết canh vịt, ngan,....  Mặc dù đã được các chuyên gia y tế cảnh báo về tác hại với sức khỏe nhưng nhiều nơi vẫn ghi nhận các trường hợp bệnh nhân nhập viện do ăn tiết canh.

 

Tiết canh mang lại nhiều tác hại khôn lường với sức khỏe.

Tiết canh mang lại nhiều tác hại khôn lường với sức khỏe.

 

Những tác hại khôn lường khi ăn tiết canh

Ăn tiết canh có thể mang lại nhiều tác hại khôn lường như:

Nhiễm sán

   Người Việt Nam có thói quen ăn tiết canh cùng với cuống họng lợn. Trên cơ thể của con lợn, cuống họng là nơi trú ngụ của nhiều loại sán nhất như sán dây, sán gạo,... Việc băm nhỏ cuống họng lợn, trộn cùng tiết canh đã vô tình tiếp tay cho giun, sán đi vào cơ thể dễ dàng hơn.

   Nếu ăn tiết canh gà, vịt, ngan,... bạn có thể bị nhiễm các loại giun sán như sán máng, sán dây, giun tròn, giun xoắn,...

   Ngày 30/11/2023, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương tiếp nhận ca bệnh một người đàn ông 55 tuổi nhập viện do sụt cân, đau bụng, khó thở, kết quả phát hiện sán làm tổ trong não, nguyên nhân từ thói quen ăn tiết canh.

 Bệnh liên cầu lợn

   Ăn tiết canh thực chất là ăn máu sống trộn cùng với những loại thịt, xương nên trong đấy có thể chứa nhiều mầm bệnh, đặc biệt là liên cầu lợn. Liên cầu lợn khi đi vào máu sẽ phát triển nhanh chóng và tiết ra nhiều độc tố. Bệnh nhân thường có triệu chứng như đau đầu, bị sốt cao, bị ù tai và thậm chí là bị xuất huyết,... Nhiều trường hợp bệnh nhân sau khi ăn tiết canh đã bị xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết dưới da từng mảng đồng thời nhiễm độc tố nặng dẫn tới suy hô hấp, trụy tim mạch và nguy cơ tử vong cao.

   Mới đây, ở Lạng Sơn có trường hợp bệnh nhân 58 tuổi bị nôn nhiều, sốc nhiễm khuẩn, tiên lượng tử vong cao, được chẩn đoán nhiễm liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh.

 

Bệnh nhân bị xuất huyết sau khi ăn tiết canh.

Bệnh nhân bị xuất huyết sau khi ăn tiết canh.

 

Một số quan điểm sai lầm về ăn tiết canh

Ăn tiết canh có tính mát không, giúp giải nhiệt

   Theo các chuyên gia y tế, không có cơ sở khoa học để khẳng định ăn tiết canh “mát”. Cảm giác mát là do chúng ta ăn thịt nguội trộn với máu sống. Trong Đông y, tiết canh không phải là thực phẩm có tác dụng chữa bệnh và cũng không phải thực phẩm có tính mát.

Ăn tiết canh giúp bổ máu

   Tiết canh được đưa vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Lúc này, phần globin sẽ được chuyển hóa ra các đơn vị cơ bản là acid amin được cơ thể hấp thu và sử dụng. Còn phần hemo trong tiết canh hoàn toàn bị đào thải ra ngoài dưới dạng chất đã thoái hóa chứ không hề được sử dụng lại như nhiều người vẫn nghĩ. Do đó, ăn tiết canh không có tác dụng giúp bổ máu.

Ăn tiết canh tự nhà làm sẽ an toàn, đảm bảo

   Nhiều người cho rằng ăn tiết canh vịt, ngan, dê,... nhà tự nuôi tự làm sẽ an toàn và không bị nhiễm bệnh truyền nhiễm. Trên thực tế, có nhiều trường hợp tử vong do nhiễm liên cầu lợn do ăn tiết canh tự nhà làm.

   Trong tiết canh dê, vịt không có liên cầu lợn nhưng khi chế biến, nhiều người lấy phần sụn họng của lợn băm nhỏ lên trên, đây là nơi trú ẩn nhiều nhất của liên cầu lợn.

   Mong rằng bài viết này đã giúp mọi người hiểu hơn về các hiểm họa có thể gặp phải khi ăn tiết canh. Tiết canh là nguồn lây của vô số bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm. Do đó, chúng ta cần có nhận định đúng và không ăn tiết canh theo khuyến nghị của Bộ Y tế.

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222