Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh liên cầu lợn - Nhận biết và cách phòng tránh

Thứ bảy, 04-11-2023 14:10 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Vào ngày 1/11, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận ca bệnh người đàn ông 39 tuổi bị suy đa tạng, hoại tử chân tay do nhiễm liên cầu lợn sau khi ăn miếng dồi mua ngoài chợ.  Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, số bệnh nhân mắc và tử vong vì liên cầu lợn ở Thủ đô tăng rất mạnh từ đầu năm tới nay. Trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách nhận biết và phòng tránh căn bệnh này.

 

Bệnh liên cầu lợn là gì?

Bệnh liên cầu lợn là gì?

 

Bệnh liên cầu lợn là gì?

   Liên cầu lợn có tên khoa học là Streptococcus suis, thường cư trú ở đường hô hấp trên (xoang mũi, hạch hạnh nhân), đường sinh dục và đường tiêu hóa của lợn.

   Hiện nay, có 2 tuýp liên cầu lợn là:

  • Tuýp 1: Tuýp này gây bệnh lẻ tẻ ở các đàn lợn dưới 8 tuần tuổi.
  • Tuýp 2:  Gây bệnh ở nhiều lứa tuổi khác nhau của lợn nhưng thường gây bệnh ở lợn thịt với các dấu hiệu viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm phổi, bại huyết, bệnh đường tiêu hóa, viêm khớp, xuất huyết ở da, gây sảy thai và chết đột tử ở lợn. Đây chính là tuýp liên cầu lợn thường gây bệnh cho người.

   Khi lây truyền sang người, liên cầu lợn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, viêm cơ tim và viêm khớp. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết.

 

Nguồn lây nhiễm liên cầu lợn

   Lợn mang liên cầu khuẩn là nguồn lây nhiễm chính của căn bệnh này. Tỷ lệ mang mầm bệnh liên cầu khuẩn không triệu chứng trong một đàn lợn khoảng 60-100%. Bệnh có thể lây truyền từ lợn sang người qua:

  • Ăn thịt lợn và các sản phẩm từ lợn bệnh hay lợn mang mầm bệnh chưa nấu chín như tiết canh, nem chua, nem chạo…
  • Do tiếp xúc với mầm bệnh thông qua các tổn thương, trầy xước trên da, đặc biệt những người giết mổ, chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, chế biến thực phẩm...

   Ngoài ra, phân, chất độn chuồng, các loại thức ăn và nước uống trong chuồng nuôi cũng có thể trở thành nguồn lây bệnh thứ cấp mà bạn cần lưu ý. Ở nhiệt độ 25oC, liên cầu lợn sẽ sống được 24 giờ trong bụi và 8 ngày trong phân.

   Hiện nay, chưa có bằng chứng cho thấy bệnh có thể lây truyền trực tiếp từ người sang người.

 

Tay bệnh nhân chuyển màu đen do liên cầu khuẩn.

Tay bệnh nhân chuyển màu đen do liên cầu khuẩn.

 

Dấu hiệu nhận biết liên cầu lợn

   Bệnh liên cầu lợn có thời gian ủ bệnh ngắn, chỉ từ vài giờ đến 3 ngày. Người bệnh có các triệu chứng như:

  • Sốt cao.
  • Đau đầu, ù tai.
  • Xuất huyết dưới nhiều dạng khác nhau như xuất huyết dưới da từng mảng, đôi khi gây hoại tử, xuất huyết tiêu hóa.
  • Trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết, bệnh nhân có các biểu hiện như tụt huyết áp, mạch nhanh, nhỏ, trụy tim mạch, suy hô hấp và có thể tử vong nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
  • Một số bệnh nhân có triệu chứng nhiễm độc đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa (đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có máu).
  • Người bệnh có thể bị viêm màng não do liên cầu lợn với các triệu chứng như sốt cao, co giật, nôn vọt, sợ ánh sáng...  Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây phù não, hôn mê và tử vong.

 

Biện pháp phòng bệnh liên cầu lợn

   Hiện tại vẫn chưa có vắc xin phòng liên cầu lợn cho người. Tuy nhiên, theo Cục Y tế dự phòng, bạn có thể chủ động phòng chống bệnh bằng các biện pháp sau:

  • Không ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín như nem chua, nem chạo…
  • Không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.
  • Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh.
  • Nếu lợn bị bệnh thì không được giết mổ mà cần tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy trình đã quy định.
  • Cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, người chế biến thịt lợn cần thường xuyên rửa tay với xà phòng;

 

Không nên ăn tiết canh lợn để phòng ngừa mắc bệnh.

Không nên ăn tiết canh lợn để phòng ngừa mắc bệnh.

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được các dấu hiệu nhận biết bệnh do liên cầu lợn và biện pháp phòng ngừa. Nếu thấy mình và người thân có biểu hiện mắc bệnh, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222