Mô mỡ đại tràng là tổ chức mỡ nằm ở mặt ngoài và song song dải cơ dọc của đại tràng và được mô tả trong giải phẫu lần đầu tiên bởi Vesalius năm 1543
Các tổ chức mô mỡ đại tràng có chiều dài 0,5-5cm, và đi kèm theo bởi một hay hai tiểu động mạch, tĩnh mạch. Xoắn các tổ chức mô mỡ thành đại tràng là một trường hợp hiếm, nhưng có thể đưa đến tình trạng thiếu máu tại tổ chức mô mỡ và có biểu hiện như một đau bụng cấp. Bên cạnh cơ chế sinh lý bệnh chủ yếu là do xoắn, còn có thể do huyết khối tĩnh mạch tự phát ở tổ chức mô mỡ thành đại tràng. Viêm mô mỡ thành đại tràng thường xảy ra ở đại tràng Sigma, manh tràng, nhưng ở đại tràng Sigma nhiều hơn. Tương ứng theo giải phẫu nên vị trí đau thường ở bụng dưới trái, và đôi khi ở bên phải. Việc chẩn đoán viêm tổ chức mô mỡ đại tràng vẫn còn là một khó khăn do không có biểu hiện lâm sàng đặc trưng.
Viêm tổ chức mô mỡ đại tràng lần đầu tiên được nêu ra bởi Lynn et al năm 1956 là một chẩn đoán hiếm thấy có liên quan đến đau ở bụng dưới phải, trái.
1. Sinh lý, sinh lý bệnh
Các chức năng sinh lý của tổ chức mô mỡ đại tràng đã được xác định. Bao gồm: Vai trò của một tấm đệm mềm, đàn hồi cho đại tràng, có vai trò trong phản ứng miễn dịch và sự hấp thu của đại tràng. Xoắn bệnh lý, thắt hoặc kéo căng của các tổ chức mô mỡ quanh đại tràng dọc theo trục dài của nó dẫn đến giảm cung cấp máu, tiếp theo chuỗi sinh lý bệnh là hình thành huyết khối tĩnh mạch và hoại tử. Hoại tử đôi khi có thể là xuất huyết.
Các biến chứng có thể xảy ra sau viêm mô mỡ đại tràng: hiện tượng viêm có thể gây ra dây dính, hoặc hình thành ổ áp xe khu trú có thể giả như một khối u. Lồng ruột, tắc ruột, hình thành áp xe, viêm phúc mạc là các biến chứng không được tìm thấy trong nhóm bệnh nhân.
2. Đặc điểm lâm sàng
Viêm túi mô mỡ đại tràng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Trong nghiên cứu bệnh nhân có độ tuổi trung bình 44,6 và tần suất xảy ra ở nam nhiều hơn nữ (nam/nữ: 7/3).
Khám lâm sàng, bệnh nhân có đau khu trú, không lan, đau nhói và thường khởi phát sau một hoạt động thể dục. Trong một số nghiên cứu, tất cả các bệnh nhân lúc vào viện có dấu hiệu ấn đau, phản ứng thành bụng và hầu như không có triệu chứng nào khác mang tính đặc hiệu. Các bệnh như viêm túi thừa, viêm ruột thừa thường là những chẩn đoán được nghĩ đến trước khi có những chẩn đoán hình ảnh, nội soi thăm dò. Đau thường ở hố chậu phải hoặc trái. Khi đau xuất hiện ở hố chậu phải, nó có thể giống như một viêm ruột thừa, tuy nhiên đau thường hiện diện ở bên trái nhiều hơn, nên có thể giống như viêm túi thừa cấp của đại tràng Sigma. Như đã nêu trong một nghiên cứu trước đây của Son et al, không tìm ra sự liên hệ giữa béo phì và viêm tổ chức mô mỡ thành đại tràng. Các xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị bình thường, ngoại trừ CRP tăng nhẹ (1-2 mg/dL) ở một số bệnh nhân (25%). Giả thuyết cho rằng hoại tử gây ra kích thích tăng CRP, giống như ở những bệnh nhân bị hoại tử cơ. Vì hoại tử thiếu máu mô mỡ có thể dẫn đến một đáp ứng viêm, tương tự như ở những bệnh nhân bị hoại tử cơ.
3. Chẩn đoán hình ảnh
Trong quá khứ, chẩn đoán viêm mô mỡ đại tràng thường được phát hiện trong lúc mở bụng thăm dò. Ngày nay, siêu âm CT có khả năng hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán đúng trước khi mổ. Siêu âm đôi khi cho thấy một khối tăng âm hình bầu dục với một đường viền giảm âm. Hình ảnh này được quan sát thấy ở 33% bệnh nhân. Siêu âm kết hợp với CT scan được thực hiện giúp chẩn đoán chính xác trước mổ ở 33% bệnh nhân.
Tổ chức mô mỡ quanh đại tràng bình thường không nhìn thấy trên CT scanner. Mô mỡ quanh đại tràng có mật độ của mỡ vì vậy không có thể phân biệt được với các cấu trúc mỡ khác như mỡ sau phúc mạc, trừ khi chúng được bao quanh bởi dịch trong khoang phúc mạc hoặc bị viêm. Với việc sử dụng CT scanner bụng để đánh giá cho đau bụng dưới sử dụng ngày càng tăng, sự phát hiện viêm tổ chức mô mỡ quanh đại tràng đã tăng lên. Năm 1986 Danielson và cộng sự lần đầu tiên báo cáo một trường hợp EA được chẩn đoán bằng CT scanner. Trên CT scanner là hình ảnh đậm độ của mỡ hình bầu dục 2-4cm, được bao quanh bởi những tổn thương viêm. Dày lá phúc mạc thành kế cận đôi khi được tìm thấy do sự lan rộng của hiện tượng viêm. Ngược lại với viêm túi thừa, trong viêm túi thừa mạc nối (EA) đường kính của thành đại tràng bình thường và không có dấu hiệu của sự dày lên.
4. Điều trị
Việc điều trị viêm tổ chức mô mỡ quanh đại tràng còn là một chủ đề tranh cãi. Một số tác giả cho rằng bệnh sẽ tự giới hạn trong 10 ngày với dùng thuốc kháng viêm bằng đường uống. Tuy nhiên, chúng tôi đã quan sát thấy rằng có xuất hiện tái phát ở những bệnh nhân điều trị bảo tồn. Bệnh nhân trong nghiên cứu này đã đau bụng khu trú trong hai ngày, hoặc bốn tuần trước khi đến phòng cấp cứu. Điều này không thể được dùng như là bằng chứng quyết định EA tái phát nếu không được điều trị phẫu thuật. Tuy nhiên, nó gợi lên nghi ngờ rằng điều trị bảo thủ có thể tái phát và can thiệp phẫu thuật cần được xem xét. Theo ý kiến cá nhân của tác giả, điều trị phẫu thuật có khả năng ngăn ngừa tái phát, viêm gây dính, và các biến chứng khác. Có nhiều hướng điều trị ưu tiên phẫu thuật nội soi ổ bụng, bằng một cách tiếp cận đơn giản, buộc thắt và cắt bỏ phần túi thừa mạc nối bị viêm. Bệnh nhân hồi phục nhanh chóng và có thể nhanh chóng trở lại làm việc. Tuy nhiên, các biến chứng của phẫu thuật là chảy máu, nhiễm trùng hoặc dị ứng đối với thuốc gây mê cũng như biến chứng phải được báo trước cho bệnh nhân.
Tóm lại: Ở những bệnh nhân đau bụng cấp khu trú (đa số ở bụng dưới trái, phải) không kèm các triệu chứng khác như buồn nôn, sốt hoặc xét nghiệm không điển hình, chẩn đoán viêm tổ chức mô mỡ quanh đại tràng được coi là một chẩn đoán phân biệt hiếm của viêm ruột thừa và viêm túi thừa Sigma. Với sự phát triển của CT scanner và siêu âm, là công cụ chẩn đoán hình ảnh, EA sẽ được chẩn đoán nhiều hơn trong tương lai. Nghiên cứu này mô tả các đặc điểm lâm sàng của EA như là một tài liệu hướng dẫn bác sĩ phẫu thuật để chẩn đoán chính xác của căn bệnh hiếm gặp này.
Trên đây là những đặc điểm của bệnh viêm mô mỡ đại tràng, hy vọng rằng bài viết cung cấp tới người đọc những thông tin hữu ích nhất