Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Đau cổ tay do nguyên nhân gì?

Thứ sáu, 03-11-2023 15:35 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Cổ tay là bộ phận hoạt động rất nhiều để giúp chúng ta thực hiện các động tác trong cuộc sống. Đau cổ tay là triệu chứng khá thường gặp, gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy đau cổ tay là do nguyên nhân gì? Làm cách nào để giảm tình trạng này? Mời bạn theo dõi bài viết sau!

 

Đau cổ tay do nguyên nhân gì?

Đau cổ tay do nguyên nhân gì?

 

Đau cổ tay do nguyên nhân gì?

   Các nguyên nhân thường gặp gây đau cổ tay là:

Chấn thương

   Các chấn thương như bong gân, căng cơ, căng gân, gãy xương,... khiến cổ tay của bạn bị sưng tấy và đau nhức mỗi khi cử động. Cụ thể:

  • Nếu bị bong gân cổ tay, bên cạnh đau cổ tay bạn sẽ có thêm các triệu chứng như đau nhức, bầm tím,...
  • Khi bị gãy xương cổ tay, bạn thấy cổ tay bị đau buốt một cách đột ngột, sưng tấy, đồng thời nghe thấy tiếng gãy của xương ngay thời điểm chấn thương.
  • Nếu bị căng cơ, vùng cổ tay của bạn bị sưng tấy, vùng bị đau đỏ hoặc bầm tím, cổ tay căng cứng và đau nhức khi di chuyển.
  • ….

Đau cổ tay do lặp đi lặp lại một động tác trong thời gian dài

   Khi bạn lặp đi lặp lại một động tác nào đó, chẳng hạn như gõ bàn phím, cắt tóc, đan, vẽ hoặc may quần áo… trong thời gian dài cũng có thể khiến cổ tay bị nhức mỏi và đau.

   Các cơn đau cổ tay do nguyên nhân này thường không nghiêm trọng như khi bị chấn thương nhưng nó thường dai dẳng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hàng ngày.

Hội chứng ống cổ tay

   Hội chứng ống cổ tay còn được gọi là hội chứng đường hầm cổ tay, xảy ra khi dây thần kinh ở cổ tay bị chèn ép. Bệnh nhân thường có cảm giác đau buốt như kim châm hoặc rát bỏng ở vùng thuộc chi phối của dây thần kinh giữa (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và một nửa ngón áp út), tê bì ở cổ tay, ngón tay và đôi khi lan lên cẳng tay và cánh tay,...

   Theo thời gian, tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bệnh nhân không được điều trị phù hợp. Lúc này, bệnh nhân sẽ bị rối loạn vận động như cầm nắm khó, hay đánh rơi đồ vật, không thực hiện được các biện pháp cần sự khéo léo,...

Viêm bao gân De Quervain

   Gân là một loại mô nối xương và cơ với nhau, được bảo vệ bởi một màng gọi là bao gân (hay bao hoạt dịch gân), có tác dụng tiết dịch để cử động khớp được dễ dàng.

   Viêm bao gân De Quervain là tình trạng gân ở phía ngón tay cái của cổ tay bị viêm và sưng lên gây ra cảm giác đau rát cổ tay gần gốc ngón tay cái. Điều này làm bệnh nhân khó cử động ngón tay cái và cổ tay.

 

Đau cổ tay do viêm bao gân De Quervain.

Đau cổ tay do viêm bao gân De Quervain.

 

    Nếu tình trạng này diễn ra quá lâu mà không được điều trị, cơn đau có thể lan rộng ra ngón tay cái, lan lên cẳng tay.

Viêm khớp dạng thấp

   Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn, các tế bào miễn dịch tấn công các mô khớp lành lặn và gây ra phản ứng viêm. Bệnh lý này có thể gặp ở vùng cổ tay gây ra tình trạng đau nhức, sưng đỏ. Bệnh nhân cũng thường bị cứng khớp, có thể dẫn đến cử động bị giới hạn.

   Bệnh lý này sẽ tiến triển dần dần, thường bắt đầu ở những khớp nhỏ và khớp trung bình trước khi lan đến các khớp lớn hơn. Bệnh làm  tổn thương các sụn khớp, khiến các mặt xương của khớp chạm và trượt lên nhau gây tổn thương vĩnh viễn cho xương.

Gout

   Bệnh gout là một bệnh lý viêm khớp, đặc trưng bởi lượng acid uric dư thừa trong máu. Chúng sẽ lắng đọng lại trong các khớp gây đau và sưng.

   Với bệnh gout ở cổ tay, các tinh thể kết tinh từ axit uric sẽ tích tụ ở cổ tay, các gân xung quanh và trong không gian hoạt dịch (niêm mạc khớp) của cổ tay, gây đau và viêm. Bệnh nhân có các triệu chứng điển hình sau:

  • Sưng đỏ và đau cổ tay, các cơn đau thường kéo dài trong vài giờ. Đau nhiều lần và nặng nề hơn vào ban đêm.
  • Cứng khớp cổ tay khiến bệnh nhân khó cử động.
  • Xung quanh các khớp cổ tay có hiện tượng bong tróc da kèm theo cảm giác ngứa ngáy. Lâu ngày, tại các vị trí này sẽ dần hình thành nên nhiều vết màu tím đỏ.
  • Sốt và đau đầu.

   Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, những hạt tophi sẽ dần hình thành và phát triển trên các khớp.

 

Cần làm gì khi bị đau cổ tay?

   Đau cổ tay do nhiều nguyên nhân gây ra. Do đó, bạn bị đau cổ tay trong thời gian dài, đau cả khi nghỉ ngơi, các triệu chứng không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn  thì bạn nên đi khám chuyên khoa xương khớp ngay. Các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây đau và đưa ra phương án điều trị tốt nhất.

 

Bệnh gout có thể dẫn tới đau cổ tay.

Bệnh gout có thể dẫn tới đau cổ tay.

 

   Bên cạnh các biện pháp điều trị nguyên nhân, bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp khác sau:

  • Vật lý trị liệu: Như thực hiện các động tác kéo giãn tích cực, băng nẹp cổ tay, sử dụng sóng siêu âm để làm nóng tại chỗ, giúp quá trình phục hồi tổn thương nhanh hơn.
  • Sử dụng thuốc: Các thuốc giảm đau, kháng viêm theo đường uống hoặc được tiêm trực tiếp vào vị trí đau.

 

Một số biện pháp phòng ngừa đau cổ tay

    Để phòng ngừa các cơn đau cổ tay và hạn chế tái phát, bạn nên lưu ý:

  • Không thực hiện các hành động khiến cho cơn đau cổ tay trở nên nặng nề hơn: Các hoạt động có tính chất lặp đi lặp lại hoặc dùng tay làm việc quá sức. Ví dụ: Mang vác vật nặng, gõ máy tính…
  • Cho bàn tay và cổ tay được nghỉ ngơi. Ví dụ: Khi làm việc, bạn có thể dừng một thời gian ngắn để xoa bóp cổ tay, tập các động tác thả lỏng cho tay.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho xương như canxi, magie, phospho,...
  • Sử dụng đồ bảo hộ khi chơi thể thao hoặc khi làm việc: Bạn nên đeo đồ bảo hộ cho vùng cổ tay khi chơi thể thao hoặc làm việc quá nhiều ở tay.
  • Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu: Một số bài tập ở tay có thể giúp làm giảm các cơn đau cổ tay, tăng cường tuần hoàn máu đến vùng cổ tay và giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp khu cổ tay.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc nắm được các nguyên nhân gây đau cổ tay và cách phòng tránh. Khi cổ tay bị đau nhức bất thường hay kéo dài nhiều ngày, các bạn hãy đến bệnh viện xương khớp uy tín kiểm tra sớm và có giải pháp điều trị kịp thời. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222