Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Suy giãn tĩnh mạch ở phụ nữ và một số biện pháp phòng ngừa

Thứ hai, 13-01-2020 16:38 PM

Tỷ lệ số người mắc mới bệnh suy giãn tĩnh mạch đang ngày một gia tăng, trong đó, tỷ lệ nữ giới mắc suy giãn tĩnh mạch chiếm một tỷ lệ đáng kể, với con số 70%. Vì vậy, trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở phụ nữ và một số biện pháp phòng ngừa.

 

  1. Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Trong cơ thể, động mạch giúp chuyển máu giàu oxy từ tim đến các cơ quan và tĩnh mạch sẽ đưa máu từ các cơ quan trở về tim. Do ngược chiều trọng lực, các tĩnh mạch thường khó đẩy máu về tim, chính vì vậy mà tĩnh mạch có các van (van tĩnh mạch) để giúp dòng máu chảy theo 1 chiều về tim được thuận lợi và không bị kéo xuống do tác động của trọng lực.

Khi các van tĩnh mạch này hoạt động không đúng cách, bị suy yếu hoặc bị hỏng, máu trong tĩnh mạch sẽ bị chảy dồn ngược lại và ứ đọng tại tĩnh mạch ngoại vi, gây ra giãn tĩnh mạch hay còn được gọi là suy giãn tĩnh mạch.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là bệnh mãn tính có tiến triển, nếu không được điều trị sẽ trở nên nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Theo thống kê, suy giãn tĩnh mạch thường gặp ở người trưởng thành và gặp ở 70% nữ giới. Bệnh suy giãn tĩnh mạch ngày càng có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là ở đối tượng nhân viên văn phòng…

suy giãn tĩnh mạch ở phụ nữ và biện pháp phòng ngừa

 

  1. Nguy cơ suy giãn tĩnh mạch ở phụ nữ cao gấp 2/3 lần nam giới

  • Một số nghiên cứu về tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở nữ giới

Trên thế giới tỷ lệ nam giới mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch là 1%, trong khi đó ở nữ là 4,5%. Tần suất mắc bệnh ở tuổi lao động là 35%, ở tuổi nghỉ hưu là 50%.

Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu ở TP Hồ Chí Minh cho thấy, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch gấp 3 lần nam giới. Trong đó, những phụ nữ làm việc văn phòng là những người dễ mắc bệnh này hơn cả. Vì họ thường xuyên phải đứng hay ngồi một chỗ quá lâu. Cùng với đó là việc đi giày cao gót và tăng trọng lượng cơ thể càng làm nguy cơ mắc bệnh tăng lên.

Đối tượng khác là phụ nữ mang thai, tỷ lệ phụ nữ mang thai bị phù chân là 50%, còn tỷ lệ bị giãn tĩnh mạch chân là 20 - 30%.

 

  • Yếu tố nguy cơ khiến suy giãn tĩnh mạch ở nữ giới cao hơn nam giới

Nhiều nghiên cứu y khoa đã chỉ ra nguyên nhân phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch cao hơn nam giới là do những đặc điểm sau:

  • Yếu tố hormone:
  • Estrogen tăng trong thời kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ góp phần gây giãn tĩnh mạch, tăng việc ứ đọng máu ở chân.
  • Khi mang thai, sự thay đổi về nội tiết, đặc biệt là Progesterone gia tăng đáng kể, khiến cho các mạch máu bị kéo giãn theo cả chiều dọc và chiều ngang.
  • Cơ địa - phụ nữ khi mang thai:

Theo nghiên cứu, hơn 40% phụ nữ trong quá trình thai kỳ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, do sự thay đổi về hormone, sự tăng cường máu đi nuôi dưỡng cho 2 cơ thể (mẹ và bé), đồng thời, thai nhi càng phát triển và cân nặng của mẹ tăng lên thì càng làm tăng chèn ép tĩnh mạch chủ, dẫn đến khó khăn trong việc đưa máu về tim.

  • Đặc trưng của một số công việc:

Một số công việc có tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao như nhóm đối tượng nhân viên văn phòng, giáo viên, PG, người mẫu, nhân viên bán hàng… Những công việc này có đặc điểm là thường phải đứng hoặc ngồi lâu ở một tư thế trong nhiều giờ, việc này gây tăng áp lực tĩnh mạch, hạn chế việc máu lưu thông từ chân về tim. Tình trạng này kéo dài gây ra suy giãn tĩnh mạch.

  • Đi giày cao gót:

Giày cao gót mặc dù đem lại vẻ đẹp về thời trang và thẩm mỹ, tuy nhiên lại đem lại cho người sử dụng rất nhiều tác hại đến sức khỏe như vấn đề về cổ chân, cột sống và cũng là thủ phạm tiếp tay cho bệnh suy tĩnh mạch.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do khi mang giày cao gót, chân luôn ở trong tư thế gót trên cao và mũi ở dưới thấp, gót giày càng cao, độ dốc này càng lớn, cổ chân càng bị gập hết mức và lực sẽ tập trung ở ngón chân thay vì dàn đều khắp bàn chân, vì vậy mà khiến máu từ đám rối tĩnh mạch bàn chân không được lưu thông tốt, lực đẩy máu từ chân về tim giảm đáng kể.

Bên cạnh đó, việc mặc quần áo bó sát, nhất là ở vùng eo và vùng đùi cản trở máu về tim làm tăng nguy mắc bệnh ở phụ nữ.

  • Thói quen “ngồi vắt chéo chân”:

Việc thường xuyên ngồi bắt chéo chân, chân này đè lên chân kia là tư thế làm cho áp lực tĩnh mạch cơ thể tăng lên và cản trở sự vận chuyển máu, khiến cho các mạch bị thu hẹp và yếu đi, dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch, tràn máu ở chân và làm tĩnh mạch chân của bạn sưng lên.

bệnh suy giãn tĩnh mạch

  1. Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch thường gặp ở phụ nữ

          Suy giãn tĩnh mạch chủ yếu gặp là suy giãn tĩnh mạch chi dưới với các triệu chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Cảm giác chân đau nhức hoặc cảm thấy nặng nề, đặc biệt sau khi đứng hoặc ngồi lâu
  • Tĩnh mạch xanh và phình ra dọc theo đùi, mắt cá hoặc đầu gối
  • Thỉnh thoảng xuất hiện phù nề ở cẳng chân và bàn chân
  • Đau khi đi lại nhiều
  • Sưng nề và tím ở cẳng chân và mu bàn chân
  • Cảm giác tê, ngứa ở chân, nặng hơn có thể viêm da, xơ cứng, lở loét

 

  1. Một số biện pháp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch ở chị em phụ nữ

  • Chế độ ăn uống
  • Đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày đủ vitamin và các chất dinh dưỡng.
  • Chế độ ăn đủ chất xơ như trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc... để tránh bị táo bón
  • Bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng chống oxy hóa. Việc cung cấp đầy đủ chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống của bạn sẽ giúp duy trì hệ tĩnh mạch mạnh mẽ, khỏe mạnh. Hãy chọn những trái cây họ cam quýt như bưởi, cam… vì chúng chứa nhiều hesperidin, rutin, và diosmin sẽ giúp giảm tình trạng suy tĩnh mạch bằng cách tăng cường sức khỏe của tĩnh mạch.
  • Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày (nhu cầu nước mỗi ngày cho cơ thể một người lớn là 2 lít nước)

 

  • Chế độ sinh hoạt
  • Béo phì là một yếu tố làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch, vì vậy, nếu quá béo hãy thực hiện chế độ ăn uống và tập luyện để giảm trọng lượng.
  • Tập thể dục thể thao đều đặn: Nên tập và chơi những môn thể thao có động tác nhịp nhàng và nhẹ nhàng như, đi bộ, bơi lội, xe đạp, khiêu vũ... Không nên chơi những môn thể thao phải cử động mạnh và chuyển hướng đột ngột gây chấn động lên hệ tĩnh mạch chân như bóng đá, nhảy cao, nhảy xa, chạy nhanh…
  • Nâng chân lên cao khi ngồi hoặc nằm nghỉ.
  • Tránh đứng một chỗ hoặc ngồi trong một tư thế trong thời gian dài. Khi phải làm các công việc phải đứng hoặc ngồi quá lâu, hãy chủ động đứng dậy đi lại vài vòng và thay đổi tư thế.
  • Không nên mặc loại quần áo chật, đặc biệt là quần chật bó sát ở vùng chậu hông và chân
  • Tránh mang vác, khiêng xách nặng vì sẽ làm cho máu dồn xuống chân nhiều hơn và làm cho tĩnh mạch càng bị quá tải.
  • Hãy đi khám bác sĩ nếu thấy tình trạng nặng nề hơn hoặc biểu hiện khác thường. Đi khám bác sĩ nếu gần tĩnh mạch bị giãn có chỗ u nóng và đau khi chạm và đó có thể là một huyết khối nguy hiểm (viêm tĩnh mạch).

 

Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ cao mắc suy giãn tĩnh mạch, chính vì vậy mà chị em phụ nữ cần chú ý đến các biện pháp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch được nêu ở bài viết trên để giữ cho tĩnh mạch luôn khỏe mạnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về suy giãn tĩnh mạch, hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 0243.766.2222 để được hỗ trợ.

 

>>> Xem thêm:

BoniVein - Sản phẩm cho người suy giãn tĩnh mạch

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BoniVein +

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý thuộc nhóm bệnh của mạch máu ngoại vi. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn gây bất tiện trong sinh hoạt như gây đau chân, tê bì chân, nhức mỏi , chuột rút, sưng phù chân, nhất là khi đứng lâu hay ngồi lâu. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như huyết khối tĩnh mạch sâu, loét chân, thuyên tắc động mạch phổi, phù mạch bạch huyết, hoại tử chân,…

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch không nên đi giầy cao gót, tránh đứng lâu hay ngồi nhiều ở cùng 1 tư thế, tránh bê vác nặng, không nên xoa dầu nóng, ngâm chân vào nước nóng. Những thói quen tốt cho bệnh như ăn nhiều hoa quả, rau xanh, tập thể dục đều đặn, kê chân lên cao khi ngủ,…

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BoniVein+ với thành phần diosmin, hesperidin, rutin, hạt nho, vỏ thông, hạt dẻ ngựa, lý chua đen, bạch quả, butcher’s broom có tác dụng hỗ trợ tăng sức bền của tĩnh mạch, hỗ trợ giảm tê bì chân, nặng chân do phồng tĩnh mạch.

Tpbvsk BoniVein+ được sản xuất bởi công ty J&E International corp – Mỹ do công ty Botania phân phối tại Việt Nam.

 

 

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Không sử dụng với những người mẫn cảm với các thành phần của sản phẩm

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222