Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Lời khuyên hữu ích cho bệnh suy giãn tĩnh mạch

Thứ tư, 04-12-2019 15:43 PM

 

Với sự phát triển của xã hội và sự phát triển của một số ngành nghề , đặc thù một số công việc phải đứng và ngồi nhiều cùng lối sống ít vận động của giới trẻ ngày nay khiến tỷ lệ bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch ngày càng gia tăng. Cùng với sự lão hóa của tuổi tác, hiện tượng suy giãn tĩnh mạch là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể giảm bớt nguy cơ suy giãn tĩnh mạch sớm hoặc giảm nguy cơ biến chứng nặng của bệnh nếu thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh và chú ý đến một số thói quen trong cuộc sống.

 

Hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về những điều nên làm và không nên làm khi mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch:

 

Mang giày đế mềm, gót thấp, nói “không” với giày cao gót

Không nên mang giày cao gót. Nên bước đi tự nhiên bằng cả bàn chân.

 

Khi bạn đi giày cao gót hoặc mang một đôi giày quá chật sẽ làm cản trở sự lưu thông của dòng máu trong tĩnh mạch. Vì vậy, mang một đôi giày vừa chân và không cao quá 3 cm là lý tưởng nhất.

 

 

 

 

 

Không nên mặc quần áo quá chật

Không nên mặc những loại quần áo chật, đặc biệt là bó sát ở vùng chậu và hông.

 

Quần áo quá bó sát và chật có thể gây chèn ép lên tĩnh mạch và gây cản trở hồi lưu tĩnh mạch. Do đó mặc quần áo vừa vặn sẽ giúp bảo vệ tĩnh mạch của bạn tốt hơn.

 

Đôi tất bạn mang cũng cần được chú ý vì sự co giãn tốt sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng, giảm nguy cơ suy tĩnh mạch. 

 

Tăng cường vận động thể dục thể thao, nhưng không nên chơi những môn vận động mạnh

Việc vận động nhiều, đi bộ hàng ngày sẽ làm co thắt các cơ cẳng chân, ép vào các tĩnh mạch sâu, làm cho máu tĩnh mạch được đẩy về tim tốt hơn, giảm ứ đọng ở các tĩnh mạch nông, giảm các triệu chứng đau nhức và khó chịu của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới. Chính vì vậy hãy tăng cường vận động, thay vì đi thang máy, nếu có thể hãy chuyển sang thang bộ, điều này rất có lợi cho sức khỏe tĩnh mạch của bạn.

 

Không nên chơi những môn thể thao cử động nhanh, mạnh và chuyển hướng đột ngột gây chấn động lên hệ tĩnh mạch chân. Các môn thể thao nặng (cử tạ, tập thể hình, chạy tốc độ, nhảy cao, nhảy xa…), các môn có đối đầu căng thẳng (tennis, cầu lông…), những môn chơi với bóng (bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền…).

 

Ngồi đúng tư thế

Ngồi đúng tư thế, tránh đè ép lên mặt dưới đùi. Khi ngồi thì không đong đưa chân, nên ngồi tư thế chắc chắn: chân chạm đất, để mặt dưới đùi vừa chạm ghế hoặc hổng trên mặt ghế, sao cho mặt ghế không tỳ lên mặt dưới đùi vì sẽ làm cản trở lưu thông máu tĩnh mạch chạy dọc mặt sau đùi.

 

 

 

 

​​​​​​​Thay đổi tư thế thường xuyên

Nếu công việc của bạn buộc phải đứng liên tục thì nên thay đổi tư thế thường xuyên - Bạn có thể chạy tại chỗ mà vẫn làm việc được, nó sẽ giúp làm giảm tải lên hệ thống tĩnh mạch của bạn.

 

​​​​​​​Thực hiện một số động tác vận động chân khi ngồi lâu

Xoay tròn bàn chân trên gót chân: xoay từ trái qua phải, và ngược lại

 

Nhón gót khi phải ngồi lâu. Động tác nhón gót: đứng cùng lúc cả hai bàn chân lên đầu các ngón chân, lặp lại nhiều lần.

 

Nhịp chân khi phải ngồi lâu: nhấc mũi bàn chân lên xuống giống như động tác nhịp chân. Cố gắng nâng bàn chân lên tối đa cho đến khi không thể nhấc lên được nữa. Lặp lại nhiều lần.

 

Đá chân và co duỗi hai chân xen kẽ khi ngồi lâu. Co và duỗi nhẹ hai chân xen kẽ nhau (đá chân trước sau xen kẽ), kết hợp nhón gót (lúc co chân lại) và nhấc bàn chân (lúc duỗi chân ra).

 

​​​​​​​Kê chân cao khi ngủ

Kê chân cao khi ngủ để hỗ trợ máu tĩnh mạch chân di chuyển về tim, hạn chế tình trạng ứ máu ngoại vi. Khi ngủ, khi nghỉ ngơi, bạn nên chú ý kê chân cao hơn tim khoảng 15cm.

 

 

 

 

​​​​​​​Sau khi tắm nên xối chân lại bằng nước lạnh

Sau khi tắm xong nên xối chân lại bằng nước lạnh bởi nước lạnh sẽ làm co thắt tĩnh mạch, giúp cho sự vận chuyển máu hồi lưu về tim dễ dàng hơn.

 

​​​​​​​Không bôi dầu nóng, ngâm chân vào nước nóng

Khi gặp nóng, các tĩnh mạch sẽ giãn nở ra làm cho van tĩnh mạch bị hở nhiều hơn và khiến dòng máu chảy ngược tăng, các mạch máu nhỏ ở chân cũng giãn to do tăng ứ đọng máu, khiến cho tình trạng đau nhức và khó chịu tăng lên.

 

​​​​​​​Không nên phơi nắng nhiều

Không nên phơi nắng nhiều, nắng nóng có hại cho tĩnh mạch. Nên chọn nơi có bóng mát, nếu có điều kiện, bạn nên đi dạo trên bờ biển bằng cách lội chân trần trong nước biển lạnh.

 

​​​​​​​Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Khi có những biểu hiện như tê chân, đau hay nặng chân, tĩnh mạch chân nổi, Bạn cần khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn. Để nâng cao hiệu quả điều trị, bạn cũng nên tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ và thực hiện tái khám đầy đủ.

 

Sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ tình trạng suy giãn tĩnh mạch

Hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi bệnh suy giãn tĩnh mạch. Nếu bệnh nhân đang ở giai đoạn tiến triển hoặc giai đoạn tăng nặng của bệnh, bệnh nhân có thể được bác sĩ cho sử dụng các loại thuốc tây, đây là những loại thuốc điều trị triệu chứng của bệnh, đồng thời khi sử dụng trong thời gian dài gây nên những tổn hại nguy hiểm đến cơ thể, đặc biệt là chức năng gan, thận.

 

Do đó, bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt là các sản phẩm thảo dược an toàn để cải thiện triệu chứng cũng như phòng bệnh tái phát để có thể yên tâm sống vui sống khỏe với bệnh.

 

Trên đây là 12 lời khuyên của các chuyên gia dành cho các bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch. Ngay cả khi bạn  mới chỉ có yếu tố nguy cơ của suy giãn tĩnh mạch như bạn là phụ nữ, thường xuyên đi giày cao gót, dân văn phòng hay phải làm các công việc phải đứng, ngồi trong thời gian dài... bạn cũng nên chú ý đến 11 điều trên để ngăn ngừa bệnh tiến triển. Khi có thắc mắc hay có bất kỳ vấn đề khó khăn gì liên quan đến bệnh suy giãn tĩnh mạch, hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 0243.766.2222 để được hỗ trợ.​​​​​​​

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BoniVein +

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý thuộc nhóm bệnh của mạch máu ngoại vi. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn gây bất tiện trong sinh hoạt như gây đau chân, tê bì chân, nhức mỏi , chuột rút, sưng phù chân, nhất là khi đứng lâu hay ngồi lâu. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như huyết khối tĩnh mạch sâu, loét chân, thuyên tắc động mạch phổi, phù mạch bạch huyết, hoại tử chân,…

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch không nên đi giầy cao gót, tránh đứng lâu hay ngồi nhiều ở cùng 1 tư thế, tránh bê vác nặng, không nên xoa dầu nóng, ngâm chân vào nước nóng. Những thói quen tốt cho bệnh như ăn nhiều hoa quả, rau xanh, tập thể dục đều đặn, kê chân lên cao khi ngủ,…

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BoniVein+ với thành phần diosmin, hesperidin, rutin, hạt nho, vỏ thông, hạt dẻ ngựa, lý chua đen, bạch quả, butcher’s broom có tác dụng hỗ trợ tăng sức bền của tĩnh mạch, hỗ trợ giảm tê bì chân, nặng chân do phồng tĩnh mạch.

Tpbvsk BoniVein+ được sản xuất bởi công ty J&E International corp – Mỹ do công ty Botania phân phối tại Việt Nam.

 

 

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Không sử dụng với những người mẫn cảm với các thành phần của sản phẩm

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222