Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Nhồi máu cơ tim - Căn bệnh khiến siêu mẫu Đức Tiến qua đời ở tuổi 44

Thứ sáu, 24-05-2024 16:23 PM

Mục lục [Ẩn]

 

    Trưa 19/5, thông tin siêu mẫu Đức Tiến qua đời ở Mỹ vì nhồi máu cơ tim khiến nhiều người bàng hoàng. Được biết, anh qua đời vì căn bệnh nhồi máu cơ tim - một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, thường gặp ở người già nhưng gần đây ngày càng trẻ hóa.

 

Ca sĩ Đức Thọ qua đời vì nhồi máu cơ tim.

Ca sĩ Đức Thọ qua đời vì nhồi máu cơ tim.

 

Nhồi máu cơ tim là gì?

   Nhồi máu cơ tim là một bệnh lý tim mạch cực kỳ nguy hiểm, phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

   Nhồi máu cơ tim cấp (đột quỵ tim) là tình trạng cơ tim bị thiếu máu nuôi và hoại tử do mạch vành (mạch máu nuôi cơ tim) bị tắc nghẽn đột ngột bởi cục huyết khối trong lòng mạch. Nếu không được nhanh chóng khôi phục lưu lượng máu, cơn đau tim có thể gây tổn thương tim vĩnh viễn và tử vong.

    Nhồi máu cơ tim thường gặp ở người cao tuổi.Ở nhóm tuổi này, mạch máu trở nên cứng, kém đàn hồi, kèm các mảng xơ vữa lan tỏa gây hẹp lòng mạch. Điều này cản trở hoạt động bơm máu vào động mạch của tim, khiến tim phải co bóp nhiều hơn. Về lâu dài, thành tim sẽ dần dày lên và càng cần nhiều máu đến nuôi dưỡng hơn. Trong khi đó, các mạch máu bị hẹp lại, dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim, với biến chứng nặng nề nhất là suy tim, sốc tim. Điều này khiến tim không thể thực hiện chức năng co bóp đẩy máu đi nuôi cơ thể, người bệnh có thể tử vong bất cứ lúc nào nếu không được cấp cứu kịp thời.

   Tuy nhiên, thời gian gần đây bệnh có xu hướng trẻ hóa. Các bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết, đơn vị này đã cấp cứu nhiều trường hợp bị nhồi máu cơ tim ở độ tuổi trước 40.

 

Các mảng xơ vữa trong động mạch cản trở dòng máu lưu thông.

Các mảng xơ vữa trong động mạch cản trở dòng máu lưu thông.

 

Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim

   Các dấu hiệu nhồi máu cơ tim có thể bao gồm:

  • Lo âu, cảm giác hồi hộp.
  • Đau ngực, với mức độ có thể thay đổi từ cảm giác đè nặng hoặc nóng rát phía trước ngực bên trái đến đau dữ dội giống như bị dao đâm hoặc siết chặt. Đau có thể lan ra cổ, hàm dưới, vai bên trái, lưng, bụng hoặc cánh tay bên trái. Thời gian đau có thể kéo dài hơn 20 phút.
  • Khó thở.
  • Cảm giác hoa mắt, chóng mặt.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Tăng hoặc giảm huyết áp.
  • Tay và chân có thể trở nên lạnh và ẩm.
  • Bị kích thích, lo lắng hoặc hoảng sợ.
  • Có thể dẫn đến mất ý thức hoặc đột tử cơ tim.

   Ở một số trường hợp, người bệnh không trải qua tất cả các triệu chứng mô tả trên, chỉ cảm thấy mệt mỏi hoặc không thoải mái vùng thượng vị.

 

Ai là người dễ bị nhồi máu cơ tim?

  • Nam giới trên 50 và nữ giới sau mãn kinh là những người có nguy cơ cao nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, kể cả những người trẻ cũng có thể có nhồi máu cơ tim nhưng tỷ lệ ít hơn.
  • Những người trước đó đã có tiền sử nhồi máu cơ tim.
  • Những người có tiền sử gia đình có nhồi máu cơ tim sớm như bố hoặc anh trai có nhồi máu cơ tim dưới 55 tuổi và mẹ hoặc chị gái có nhồi máu cơ tim dưới 65 tuổi.
  • Những bệnh nhân có bệnh lý tiểu đường, rối loạn mỡ máu, huyết áp cao, hút thuốc lá, béo phì, ít hoạt động thể lực là những người dễ bị nhồi máu cơ tim.

 

Sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim đúng cách

   Người bệnh nếu được sơ cứu kịp thời và đúng cách sẽ có khả năng vượt qua cơn nguy kịch, hạn chế được các biến chứng xấu và tăng cơ hội sống. Một số nguyên tắc cơ bản khi sơ cứu cho người bị nhồi máu cơ tim là:

  • Gọi 115 hoặc số điện thoại khẩn cấp của bệnh viện gần nhất.
  • Đặt bệnh nhân ngồi hoặc nằm, nới lỏng thắt lưng, quần áo để giúp máu lưu thông dễ dàng.
  • Cho bệnh nhân nhai và nuốt một viên aspirin trong khi chờ cấp cứu. Aspirin giúp ngăn ngừa tình trạng đông máu, giảm nguy cơ tổn thương tim. Không dùng aspirin nếu bệnh nhân bị dị ứng với thuốc.
  • Ép tim ngoài lồng ngực (Hồi sinh tim phổi – CPR): Tiến hành càng sớm càng tốt vì cứ mỗi 1 phút chậm trễ thì người bệnh mất đi 10% cơ hội được cứu sống.

   Trên đây là một số thông tin về nhồi máu cơ tim và cách xử trí nhồi máu cơ tim cấp. Để phòng tránh cơn nhồi máu cơ tim, một lối sống lành mạnh cũng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Ngoài ra, việc sơ cấp cứu cho bệnh nhân lên cơn đột quỵ tim là “chìa khóa vàng” để giữ lại mạng sống cho bệnh nhân. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222