Mục lục [Ẩn]
Theo Báo cáo 2021 của Mạng Lưới Toàn cầu về Phòng Chống các rối loạn do thiếu i-ốt, Việt Nam đang nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt.
Việt Nam thuộc nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt.
Việt Nam thuộc nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt
Thiếu vi chất là một “nạn đói tiềm ẩn” của Việt Nam, nhiều người Việt đang bị thiếu các vi chất cần thiết mà không biết, trong đó có i-ốt.
Trước đó, vào năm 1994, 94% dân số Việt Nam nằm trong vùng thiếu i - ốt, tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-12 tuổi 22,4% (khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là <5%, trung vị i-ốt niệu là 32 mcg/l (khoảng an toàn theo khuyến cáo của WHO (100-199 mcg/l). Với tình trạng thiếu i - ốt nghiêm trọng như vậy, Nghị định số 19/1999/NĐ-CP đã ra đời bắt buộc muối dùng cho người ăn (bao gồm cả muối thực phẩm) phải là muối i - ốt.
Nhờ đó, sau 6 năm triển khai, Việt Nam đã thanh toán được tình trạng thiếu i ốt và đạt được các tiêu chuẩn quốc tế vào năm 2005 với tỷ lệ bao phủ với muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh ≥ 90%, mức trung vị i-ốt niệu ≥ 100 mcg/l và tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-10 tuổi < 5%.
Cho rằng Việt Nam đã thanh toán được tình trạng thiếu hụt và người dân duy trì được thói quen sử dụng muối i-ốt, năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 163 thay thế Nghị định trước đó để chuyển sang cơ chế quản lý mới. Trong đó, quy định việc sử dụng muối i ốt trong chế biến thực phẩm không còn bắt buộc.
Tuy nhiên, theo các số liệu thống kê qua các năm gần đây, người Việt ta đang bị thiếu Iot trầm trọng. Sau 9 năm thi hành Nghị định số 163/2005, chưa đến 50% tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ bao phủ muối i ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh.
Năm 2014-2015, tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-10 tuổi đã tăng lên 8,3%.
Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020 tại Việt Nam, ở tất cả các nhóm đối tượng, mức trung vị i-ốt niệu đều thấp hơn so với khuyến cáo.
- Trung vị i-ốt niệu của đối tượng trẻ em toàn quốc (trên 6 tuổi) là 113,3 mcg/l, trẻ em miền núi là 90,0 mcg/l, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ là 98,9 mcg/l, (trong khi mức khuyến cáo của WHO cho các đối tượng này là 100-199 mgc/l).
- Trung vị i-ốt niệu của phụ nữ có thai là 85,3 mcg/l. Trong khi đó, mức khuyến cáo của WHO cho các đối tượng này là 150-249 mgc/l.
- Tỷ lệ hộ gia đình được bao phủ muối iốt tiêu chuẩn chỉ 27%, trong khi yêu cầu của WHO là trên 90%.
Hiện nay, theo Báo cáo 2021 của Mạng Lưới Toàn cầu về Phòng Chống các rối loạn do thiếu i-ốt, Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt.
Tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-10 tuổi đã tăng lên 8,3% vào năm 2014 - 2015.
Thông tin toàn dân sử dụng muối i-ốt gây độc có đúng không?
Hiện nay có ý kiến cho rằng quy định toàn dân sử dụng muối i-ốt tại Việt Nam sẽ dẫn đến nguy cơ cường giáp hoặc bệnh lý khác cho người thừa i-ốt. Thông tin này dẫn đến nhiều người dân từ chối sử dụng muối i-ốt, gây lo ngại rất lớn về các bệnh rối loạn do thiếu i-ốt gây ra.
Theo Bộ Y tế, đây là thông tin thiếu cơ sở khoa học. Theo đó, Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối i-ốt, bao gồm muối i-ốt dùng trong hộ gia đình và trong chế biến thực phẩm. Và theo báo cáo của Bệnh viện Nội tiết Trung ương và Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân thừa i-ốt.
I-ốt là một vi chất dinh dưỡng mà cơ thể sử dụng để tổng hợp hormone tuyến giáp, rất cần cho sự phát triển của bào thai và trẻ em. Thiếu iốt kéo dài mang đến nhiều tác hại cho đủ mọi lứa tuổi:
- Ở bào thai và trẻ nhỏ, thiếu i-ốt có thể dẫn đến tình trạng hư hại thần kinh.
- Nó làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, đẻ non… ở phụ nữ mang thai.
- Với thanh niên, người lớn, tác hại của thiếu i-ốt là bướu cổ, hư hại chức năng thần kinh, tâm thần...
Các dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang có thể thiếu i-ốt là:
- Cơ thể yếu ớt, người mệt mỏi, lờ đờ do tốc độ trao đổi chất chậm hơn.
- Tăng cân không rõ nguyên nhân.
- Cảm thấy lạnh hơn bình thường.
- Rụng tóc, khô da.
- Các vấn đề về học tập hoặc trí nhớ
Biện pháp phòng ngừa thiếu i-ốt
Để phòng ngừa tình trạng thiếu i-ốt, bạn nên:
Sử dụng muối i-ốt
Trong ¼ muỗng cà phê muối i-ốt có khoảng 71 mcg iốt, chiếm 47% lượng khuyến nghị hàng ngày. Trong ăn uống và chế biến thức ăn hàng ngày, bạn nên sử dụng muối có bổ sung i-ốt thay vì muối thường. Đây là phương pháp bổ sung i-ốt rất đơn giản và dễ dàng. Muối i-ốt có ưu điểm là không làm thay đổi mùi vị thức ăn. Ngay cả người không thiếu i-ốt vẫn có thể dùng muối do lượng i-ốt được trộn vào muối vẫn an toàn để dùng.
Bổ sung thực phẩm giàu i-ốt
Bên cạnh bổ sung muối i-ốt, bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu i-ốt, như:
- Rong biển.
- Cá tuyết: 85 gram cá tuyết có khoảng 63-99 mcg i-ốt, chiếm khoảng 42-66% lượng khuyến nghị hàng ngày.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Tôm: 81 gram tôm chứa khoảng 35 mcg i-ốt, chiếm 23% lượng khuyến nghị hàng ngày.
- Trứng: Trung bình, một quả trứng lớn chứa 24 mcg i-ốt, khoảng 16% giá trị hàng ngày.
- Cá ngừ: 81 gram cung cấp 17 mcg, khoảng 11% lượng khuyến nghị hàng ngày.
- Mận khô: quả mận khô cung cấp 13 mcg i-ốt, khoảng 9% giá trị hàng ngày.
Các thực phẩm giàu iod.
Như vậy, người Việt Nam ta đang bị thiếu i-ốt rất nhiều, có thể dẫn đến nhiều hệ lụy trên sức khỏe. Để phòng ngừa những hậu quả nguy hiểm do thiếu i-ốt, mọi người cần bổ sung i-ốt bằng cách dùng muối i-ốt và các thực phẩm giàu i-ốt. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!