Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Vết thương nhỏ khiến người đàn ông bị uốn ván suýt chết

Thứ tư, 09-10-2024 15:15 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Những vết thương nhỏ tưởng chừng vô hại nhưng nếu không được sơ cứu, không tiêm phòng lại có thể “mở đường” cho trực khuẩn uốn ván xâm nhập và gây những hậu quả nặng nề cho sức khỏe, tính mạng.

 

Uốn ván khởi phát từ vết thương nhỏ.

Uốn ván khởi phát từ vết thương nhỏ.

 

Vết thương nhỏ khiến người đàn ông bị uốn ván suýt chết

   Mới đây, đại diện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông tin đơn vị này vừa tiếp nhận một trường hợp uốn ván do chủ quan khi bị vết thương nhỏ ở chân trong lúc đi chống lũ. Được biết, đó là trường hợp của ông  N.V.K (52 tuổi, thành phố Hưng Yên).

   Vào đầu tháng 9, khu vực ông sống bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) nên ông cùng mọi người xây đắp tường phòng lũ. Trong lúc làm việc, ông bị viên gạch rơi vào chân, vết thương khá nhỏ nên ông chủ quan, chỉ tự băng bó tại nhà. Tuy nhiên, sau đó 6 ngày, bệnh nhân xuất hiện tình trạng khó há miệng, tình trạng ngày càng nặng dần, đi kèm với đó là khó nuốt và bụng cứng. Khi đi khám tại bệnh viện Đa khoa Hưng Yên, ông K được chẩn đoán mắc uốn ván và điều trị tại đây nhưng tình trạng không thuyên giảm.

   Ngày 23/9/2024, bệnh nhân được chuyển vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng tăng trương lực cơ không kiểm soát, miệng cứng, chỉ há được 1,5cm. Vết thương ở mu bàn chân phải của ông K có kích thước nhỏ 0,5cm, đóng vảy, không bị sưng hay viêm mủ. Bệnh nhân được tiên lượng cần điều trị trong thời gian dài do tình trạng nặng. Các bác sĩ tiêm huyết thanh cho bệnh nhân để điều trị uốn ván và xử lý độc tố trong máu.

 

Uốn ván là bệnh gì?

   Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra, ngay cả khi vết thương đã lành.  Nha bào uốn ván ngoài môi trường xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương sâu bị nhiễm bẩn, các vết rách, bỏng, vết thương dập nát, vết thương nhẹ…

   Vi khuẩn uốn ván có sức sống rất mãnh liệt, không chết kể cả khi bị đun sôi. Khi xâm nhập vào vết thương, đặc biệt vết thương dập nát nhiều, môi trường thiếu oxy (kị khí) thì nha bào uốn ván thoát vỏ phát triển thành vi khuẩn uốn ván, nhân lên tiết ra các độc tố mà không hề gây sưng nề. Sau đó, vi khuẩn sẽ phóng thích ra các độc tố uốn ván, xâm nhập vào các sợi trục thần kinh rồi di chuyển ngược dòng từ hệ thần kinh ngoại vi vào đến trung ương, gây ra tình trạng tăng trương lực cơ hay co cứng cơ gây đau. Người bệnh có thể khởi phát bằng triệu chứng cứng hàm rồi co cứng các cơ tăng dần, khó thở…

 

Vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua vết thương nhỏ.

Vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua vết thương nhỏ.

 

   Bệnh này gồm có 4 giai đoạn gồm ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và lui bệnh. Uốn ván là bệnh nguy hiểm do thời gian điều trị kéo dài (có thể vài tuần đến vài tháng), chi phí điều trị rất tốn kém.

   Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân nguy cơ tử vong rất cao do suy hô hấp, ngừng tim đột ngột, nhiễm trùng toàn thân, xuất huyết. Các vết thương bị nhiễm bẩn nặng thì thời gian ủ bệnh ngắn hơn và bệnh cũng nặng hơn, tiên lượng xấu hơn.

 

Xử lý tốt vết thương, phòng ngừa uốn ván

   Uốn ván là bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào, lại rất dễ nhiễm nên việc phòng ngừa là vô cùng cần thiết. Do vi khuẩn uốn ván chỉ gây bệnh khi vết thương bị dập nát, vết thương do dụng cụ lao động và những vật gỉ, bẩn gây ra,... Vì vậy, khi có vết thương, người bệnh cần lưu ý một số điều sau để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này:

  • Bác sĩ khuyến cáo khi lao động nên trang bị an toàn như giày bảo hộ, găng tay chống cắt, đồ bảo hộ.
  • Vệ sinh môi trường sạch sẽ như  nạo vét các chất thải, chất bùn, khơi thông cống rãnh để tránh ứ đọng không cho vi khuẩn và nha bào uốn ván phát triển         
  • Khi không may bị thương, việc cần làm khi bị tổn thương là xử lý ngay vết thương bằng cách giải phóng hết dị vật trong vết thương (như bùn, đất, cát, mảnh sành, đinh, gai...), rửa vết thương bằng xà phòng nhiều lần, sát khuẩn bằng dung dịch như cồn 70 độ, ôxy già hoặc dung dịch betadin..
  • Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được tiêm kháng huyết thanh chống vi khuẩn uốn ván và điều trị theo phác đồ.
  • Lưu ý, không nên băng kín vết thương lâu ngày, thường xuyên vệ sinh và sát khuẩn vết thương.

 

Tiêm phòng uốn ván là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.

Tiêm phòng uốn ván là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.

 

  Trên đây là một số lưu ý về căn bệnh uốn ván, đây là căn bệnh hết sức nguy hiểm, khởi phát từ các vết thương nhỏ tưởng chừng vô hại. Vì vậy, người bệnh cần bảo vệ an toàn khi lao động, tránh bị tổn thương và nên tiêm phòng uốn ván ngay khi có vết thương. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Tags: uốn ván
Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222