Mục lục [Ẩn]
Thật tồi tệ nếu bạn mắc phải bệnh lý mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, gút, suy giãn tĩnh mạch… Bởi khi bị “bản án” này, bạn sẽ phải chung sống với chúng cả đời. Bài viết dưới đây sẽ bật mí 8 yếu tố giúp bạn sống khỏe, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm trên, đừng bỏ lỡ nhé!
8 yếu tố giúp bạn sống khỏe là gì?
Sức khỏe của chúng ta chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Khi bạn kiểm soát tốt các yếu tố này, cơ thể bạn sẽ khỏe mạnh hơn, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả hơn. Chúng bao gồm:
Chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống là yếu tố hàng đầu giúp đảm bảo sức khỏe của con người.
Nếu không ăn uống đủ chất, hệ miễn dịch kém, cơ thể chúng ta suy yếu, dễ mắc bệnh, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Chúng sẽ phải đối mặt với tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng, hay ốm vặt, chậm phát triển thể chất và trí tuệ so với các bạn cùng trang lứa.
Ngược lại, nếu ăn uống quá đà, ăn nhiều đồ ngọt, nhiều dầu mỡ và lười vận động, chúng ta sẽ có nguy cơ thừa cân béo phì. Đây chính là khởi nguồn cho các bệnh lý mãn tính khi trưởng thành như gút, tiểu đường, mỡ máu…
Bởi vậy, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách:
- Ưu tiên các loại rau củ quả sạch, tươi, nhiều màu sắc để đảm bảo cơ thể đủ dinh dưỡng.
- Những loại thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, đồ để qua đêm trong tủ lạnh nên hạn chế.
- Uống đủ 1.5 -2 lít nước/ngày với một cốc nước lọc vào mỗi sáng sớm và không bao giờ để cơ thể bị khát.
- Hạn chế các loại đồ uống có đường, gas, rượu bia, chất kích thích.
Đảm bảo giấc ngủ chất lượng
Giấc ngủ là khoảng thời gian để các tế bào trong cơ thể phục hồi lại năng lượng, sửa chữa tổn thương và thải độc tố. Nếu bạn ngủ không đủ giấc, ngủ không sâu, ngon thì cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mất ngủ khiến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần suy giảm nghiêm trọng
Mất ngủ khiến bạn mệt mỏi, uể oải, giảm khả năng tập trung và ghi nhớ, giảm hiệu quả công việc. Hơn nữa, tình trạng này kéo dài, bạn còn có nguy cơ phải đối mặt với các bệnh lý mãn tính khác như tim mạch, tiểu đường, trầm cảm…
Bởi vậy, bạn nên lên kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo ngủ đủ giấc, ngủ sâu ngủ ngon giấc.
Bổ sung lợi khuẩn thường xuyên
Các tế bào trong cơ thể người có đến 90% là tế bào vi khuẩn. Chúng tham gia vào mọi quá trình trao đổi chất, đồng thời thải độc, tăng cường sức đề kháng cho chúng ta.
Tại hệ tiêu hóa, lợi khuẩn còn hoạt động như bộ não thứ hai với nhiều tác dụng khác nhau, chẳng hạn như:
- Tiêu hóa thức ăn.
- Sản xuất các vitamin và hormone thiết yếu.
- Tăng khả năng đáp ứng thuốc của cơ thể.
- Ức chế hại khuẩn phát triển, chống nhiễm khuẩn.
- Hỗ trợ kiểm soát lượng đường và cholesterol trong máu.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, loãng xương.
Do đó để cuộc sống khỏe mạnh, bạn nên bổ sung lợi khuẩn mỗi ngày bằng cách:
- Ăn nhiều thực phẩm probiotics: Dưa bắp cải, chuối, sữa chua Kefir, kim chi, quả bơ…
- Tránh lạm dụng kháng sinh.
Giải tỏa căng thẳng, stress
Tâm lý căng thẳng, stress khiến cơ thể sản sinh gốc tự do có hại. Stress gây rối loạn hoạt động của tế bào, làm tăng nhịp tim, giảm lưu lượng máu đến tim. Nếu tình trạng này kéo dài, các bệnh lý về tim mạch như tăng huyết áp, loạn nhịp tim, suy tim sẽ xuất hiện.
Stress làm rối loạn hoạt động của cơ thể
Hơn nữa, stress còn dẫn đến các vấn đề về tâm lý, tăng nguy cơ rối loạn lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh.
Chính vì vậy, bạn nên giữ tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực đối với mọi việc. Khi có tâm trạng căng thẳng, bạn hãy áp dụng các biện pháp thư giãn như ngồi thiền, nghe nhạc, mua sắm, đọc sách, đi dạo, viết nhật ký…
Đồng thời, bạn nên chia sẻ với người thân, bạn bè về những khó khăn, vấn đề khiến bạn căng thẳng, stress để được giúp đỡ và có hướng giải quyết đúng đắn.
Duy trì hoạt động thể chất
Vận động không chỉ giúp cơ thể chuyển hóa và thải độc tốt mà còn giúp xả stress, thư giãn tinh thần hiệu quả. Khi bạn duy trì thói quen này, nguy cơ mắc các bệnh lý chuyển hóa như tiểu đường, mỡ máu, gút… sẽ giảm xuống. Trong trường hợp không may mắn mắc bệnh lý mạn tính, việc vận động đều đặn hàng ngày sẽ giúp bạn cải thiện bệnh tốt hơn.
Do đó để cuộc sống khỏe mạnh, bạn nên dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục thể thao, lựa chọn những bộ môn phù hợp với sức khỏe như chạy bộ, bơi lội, đạp xe đạp…
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mỗi ngày
Ánh nắng tự nhiên của mặt trời có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe bao gồm:
- Kích thích cơ thể tổng hợp vitamin D, tốt cho sức khỏe xương khớp.
- Hỗ trợ cơ thể làm lành vết thương, giúp giảm đau.
- Tiêu diệt vi khuẩn, virus, chống nhiễm trùng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Tăng tổng hợp serotonin - một hormone hạnh phúc giúp cải thiện tâm trạng,.
Ánh nắng mặt trời mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe
Để đạt được tất cả những lợi ích trên, bạn nên dành ra 20 phút mỗi ngày để phơi nắng nhé.
Hạn chế tiếp xúc tối đa với các độc tố trong môi trường
Các độc tố từ môi trường không chỉ là khói bụi, khí thải độc hại mà còn có cả hóa chất đồ gia dụng như nước lau nhà, dầu rửa bát, chất tẩy rửa quần áo… Chúng đều có hại cho sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính.
Do đó, bạn nên hạn chế tối đa tiếp xúc với các loại độc tố này bằng cách:
- Đeo khẩu trang mỗi khi đi ra đường
- Đọc tin tức theo dõi chất lượng không khí mỗi ngày, hạn chế ra ngoài vào những ngày có chất lượng không khí thấp.
- Không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc.
- Nếu làm việc trong môi trường ô nhiễm, cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ.
- Hạn chế sử dụng các hóa chất trong nhà, nên lựa chọn sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên.
Quản lý tình trạng viêm
Đây là yếu tố cuối cùng bạn cần lưu ý. Bình thường, tình trạng viêm là phản ứng có lợi, nó thể hiện cơ thể đang chống lại tác nhân có hại. Thế nhưng, khi các tế bào miễn dịch hoạt động quá mức, tình trạng viêm kéo dài sẽ gây nhiều bất lợi cho cơ thể, ví dụ như:
- Viêm ở phổi sẽ làm tích tụ dịch nhầy, làm hẹp đường thở gây khó thở.
- Viêm xảy ra trên toàn cơ thể sẽ cản trở sự phát triển của xương, tăng nguy cơ mất xương.
- Viêm kéo dài tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Bởi vậy, bạn nên thực hiện việc ăn sạch, uống sạch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống nhiễm khuẩn để hạn chế viêm nhiễm.
Đến đây, hy vọng các bạn đã nắm rõ 8 yếu tố để có được cuộc sống khỏe mạnh. Khi bạn thực hiện tốt các điều trên mỗi ngày, sức khỏe thể chất và tinh thần sẽ được tăng cường, các bệnh lý mãn tính sẽ được phòng ngừa hiệu quả.
XEM THÊM:
- 6 sinh lực cuộc sống - Bí quyết giúp chúng ta sống khỏe mỗi ngày
- Cẩn trọng khi uống rượu bổ dương để tăng sinh lực chốn phòng the