Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Phân biệt giữa trầm cảm và stress

Thứ sáu, 20-03-2020 14:19 PM

Mục lục [Ẩn]

    Stress và trầm cảm là hai chứng bệnh hoàn toàn khác nhau, nhưng để xác định sự khác biệt giữa các dấu hiệu stress và trầm cảm lại khá khó khăn. Bởi chúng có những triệu chứng trùng lặp khá giống nhau khiến ta nhầm lẫn.

   Do đó, để bảo vệ bản thân tốt hơn, hãy tìm hiểu thêm các triệu chứng này để biết chính xác vấn đề mình đang gặp phải.

 

Stress là gì?

 

Stress xảy ra khi bạn chịu quá nhiều áp lực tinh thần hoặc tình cảm

Stress xảy ra khi bạn chịu quá nhiều áp lực tinh thần hoặc tình cảm

 

    Stress hay còn gọi là căng thẳng là hiện tượng xảy ra khi bạn chịu quá nhiều áp lực tinh thần hoặc tình cảm. Đây có thể là vấn đề công việc, xung đột trong các mối quan hệ, nợ nần… Căng thẳng không phải là một căn bệnh hay một chứng rối loạn, nhưng nó có thể phát triển thành bệnh nếu nó kéo dài quá lâu.

    Căng thẳng là điều ai cũng sẽ phải trải qua trong cuộc sống. Nhưng căng thẳng kéo dài có thể khiến bạn thấy khó hoạt động và tập trung tại nơi làm việc, mất hứng thú với đời sống xã hội, hay cáu kỉnh với những người xung quanh, đặc biệt là người yêu. Về mặt thể chất, bạn sẽ cảm thấy ngủ không ngon, ăn quá nhiều, căng cơ, đau đầu, đau bụng, tệ hơn có thể bị tăng huyết áp và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

 

Trầm cảm là gì?

 

trầm cảm là gì

 

    Xuống tinh thần kéo dài chính là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Trầm cảm có thể được kích hoạt bởi một vấn đề khó khăn, sự tích tụ quá nhiều thứ hoặc những biến cố trong cuộc đời.

   Trầm cảm thường phát triển dựa trên những cảm xúc bị kìm nén lâu ngày, do đó mà trầm cảm thường mất kiểm soát . Bạn có thể cảm thấy mình đang hành động như một người khác hoàn toàn, không thể kết nối với những người xung quanh.

   Trầm cảm có xu hướng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, ngay cả khi bạn đang ngủ (thường trầm cảm làm gián đoạn giấc ngủ của bạn). Bạn sẽ thấy mình không có năng lượng và bạn không thể nghĩ bất cứ điều gì.

   Một trong các triệu chứng của trầm cảm đó là suy nghĩ tiêu cực.

 

Căng thẳng và trầm cảm có điểm gì chung?

  • Cả hai có thể đều xuất phát từ 1 cá nhân
  • Ảnh hưởng đến mức năng lượng của cơ thể
  • Ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn
  • Gây mất ngủ
  • Tăng cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn
  • Cảm giác bạn không phải là chính mình
  • Hay cáu kỉnh
  • Bạn ít quan tâm đến việc giao tiếp với bạn bè và gia đình
  • Khó tập trung
  • Cả hai tình trạng bệnh đều có thể được cải thiện bằng các biện pháp tự nhiên như chế độ ăn uống, tập thể dục, lối sống khoa học. Và cả 2 đều đáp ứng tốt với liệu pháp trò chuyện.

 

Căng thẳng và trầm cảm có điểm gì khác nhau?

 

6 dấu hiệu khác nhau cơ bản để phân biệt giữa trầm cảm và stress

6 dấu hiệu khác nhau cơ bản để phân biệt giữa trầm cảm và stress

 

Như ta thấy ở trên, có những dấu hiệu mà cả stress và trầm cảm đều có. Tuy nhiên, có 6 dấu hiệu khác nhau cơ bản để phân biệt giữa trầm cảm và stress:

 

Giấc ngủ

Stress và trầm cảm đều gây ra rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, dù có ngủ đủ giấc, người bị trầm cảm vẫn cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Còn với những người bị căng thẳng, họ có thể phục hồi trở lại sau một giấc ngủ sâu.

 

Khả năng giải quyết công việc

Stress có thể giúp làm việc tốt hơn hoặc làm việc kém hiệu quả hơn, tùy thuộc vào cách giải quyết tình huống của bạn. Nhưng với những người bị trầm cảm, họ rất khó khăn để đưa ra quyết định và không thể tập trung trong công việc, điều này khiến hiệu quả công việc giảm sút ngay cả khi họ đã nhận được sự giúp đỡ của những người xung quanh.

 

Cảm giác quá sức, tuyệt vọng

     Căng thẳng xảy ra khi một người không đủ khả năng hoặc quá sức trong các tình huống xảy ra với cuộc sống của họ. Với người bị trầm cảm, họ thường xuyên cảm thấy buồn chán, tuyệt vọng trong mọi tình huống, thậm chí buồn chán không vì lý do gì cả. Cơn buồn chán, tuyệt vọng có thể đến một cách bất chợt dù chỉ một phút trước đó thôi họ vẫn còn vui vẻ.

 

Tình trạng thể chất

Stress và trầm cảm đều có thể dẫn tới những thay đổi liên quan đến thể chất như: kiệt sức, mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, đau nhức cơ thể, .v.v. Tuy nhiên với những người bị stress, các dấu hiệu này sẽ thuyên giảm nếu vấn đề của họ được giải quyết; còn những dấu hiệu này thường có xu hướng nặng lên ở những người bị trầm cảm, khiến họ càng thêm bất lực và buồn chán.

 

Cảm xúc và tâm trạng

    Những người bị stress có thể dễ bị kích động và trở nên cáu kỉnh, chán nản nhưng đó là do vấn đề của họ chưa được giải quyết, sau khi giải quyết xong vấn đề họ sẽ bình thường trở lại. Người bị trầm cảm thường giận dữ một cách vô cớ, cảm thấy bản thân mình có tội lỗi và tự ghê tởm chính bản thân mình, điều này làm tăng thêm cảm giác bi quan, bất lực của người bệnh.

 

Hành vi

 

Những người bị trầm cảm thường có khuynh hướng tự tử và tìm cách tự tử

Những người bị trầm cảm thường có khuynh hướng tự tử và tìm cách tự tử

 

    Tự tử là dấu hiệu phân biệt rõ nhất giữa người bị stress và trầm cảm. Với người bị stress, dù tình huống xảy ra có quá sức thế nào họ cũng vẫn cố tìm cách giải quyết chứ không có ý định tự tử. Ngược lại, những người bị trầm cảm trong giai đoạn tiến triển rất thường có khuynh hướng tự tử và tìm cách tự tử hay làm hại bản thân.

 

Mối liên hệ giữa trầm cảm và stress

   Thực tế đã chứng minh rằng, tình trạng căng thẳng có thể dễ dàng khắc phục được nếu bạn tư duy theo hướng tích cực và cố gắng thay đổi lối sống khoa học, lành mạnh hơn. Tuy nhiên, nếu chẳng may mắc phải bệnh trầm cảm, bạn cần phải điều trị và được chăm sóc đặc biệt mới có cơ hội trở lại trạng thái bình thường bởi những thay đổi tâm lý và thể chất khi bị trầm cảm là do các thay đổi hóa học trong não bộ. Chính điều này khiến các triệu chứng trầm cảm xảy ra nghiêm trọng và kéo dài lâu hơn so với stress thông thường.

    Qua các nghiên cứu, tiến sĩ Mikael Wikgren Trường Đại học Umea Thụy Điển đã chỉ ra rằng giữa stress và trầm cảm thật sự có mối liên hệ với nhau. Trầm cảm chính là cái đích cuối cùng của việc không thể điều chỉnh được tình trạng stress kéo dài – đây cũng chính là dấu hiệu sinh học cho thấy các dấu hiệu lão hoá dần hình thành.

    Cũng theo Tiến sĩ Wikgren, khi bị tress, nồng độ cortisol xuống thấp. “Tình trạng này thường được tìm thấy ở người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính, trong rối loạn stress sau chấn thương, tình trạng kiệt sức (burnout), đau mỏi cơ bắp, hội chứng đại tràng kích thích và trong các rối loạn có các triệu chứng mệt mỏi, chứng đau và tình trạng gia tăng nhạy cảm với stress.” Vì thế, nếu dấu hiệu stress xuất hiện ở những người thuộc nhóm đối tượng này thì khả năng chúng phát triển thành trầm cảm là rất lớn, vì tự bản thân họ có thể sẽ rất khó để tự mình điều chỉnh được trạng thái u uất khi stress.

 

Một số phương pháp phòng ngừa trầm cảm

  • Nên hòa đồng với mọi người, không nên cô lập mình.
  • Đơn giản hóa mọi thứ, không nên suy nghĩ quá độ.
  • Rèn luyện thói quen tập thể dục thường xuyên, mỗi ngày dành thời gian 30 phút tập thể thao để giải tỏa căng thẳng và tăng cường thể lực.
  • Ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng.
  • Cân bằng cảm xúc, dành thời gian thư giãn, học cách buông bỏ và kiểm soát căng thẳng.
  • Không nên suy nghĩ hay đưa ra các quyết định trong khi chán nản và mất hy vọng.
  • Trò chuyện và chia sẻ với người thân hoặc người mà bạn tin tưởng là biện pháp đơn giản để phòng ngừa và điều trị trầm cảm. 
  • Hạn chế đồ uống có cồn và các chất gây nghiện trái pháp luật.

 

   Căng thẳng có thể không cần điều trị, chúng sẽ nhanh chóng biến mất khi vấn đề của bạn được giải quyết. Nhưng trầm cảm thì khác, bạn cần được thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc. Để tránh căng thẳng phát triển thành trầm cảm thì nên tích cực vận động, ăn uống khoa học, sắp xếp công việc của mình một cách hợp lý. Nếu thấy tình trạng căng thẳng vượt ngưỡng giải quyết của mình, hãy nhờ trợ giúp của người thân. Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222