Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Nguy cơ nhiễm lao phổi ở người bệnh tiểu đường và những khó khăn khi điều trị

Thứ bảy, 01-07-2023 09:59 AM

Mục lục [Ẩn]

 

   Nói về bệnh tiểu đường,đa phần chúng ta chỉ nghĩ đến các biến chứng tim, thận, mắt, thần kinh. Ít ai biết rằng, người mắc căn bệnh này còn có nguy cơ cao bị nhiễm lao phổi. Và, một khi bị lây nhiễm lao, quá trình điều trị cho đối tượng này sẽ gặp vô vàn trở ngại.

 

Người bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị nhiễm lao phổi

Người bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị nhiễm lao phổi

 

Người bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị nhiễm lao phổi

   Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ đái tháo đường trên toàn thế giới chiếm từ 0,24% đến 5,15% dân số, ước tính đến năm 2025 sẽ có khoảng 330 triệu người.

   Ở Việt Nam, chỉ trong 10 năm vừa qua, số người bệnh tiểu đường đã tăng tới 200%.

   Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa gây tăng nồng độ glucose máu. Nếu người bệnh không kiểm soát tốt đường huyết (tăng cao kéo dài hoặc dao động lên xuống thất thường) sẽ phải đối mặt với hàng loạt biến chứng nghiêm trọng trên tim, thận, mắt, thần kinh.

   Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường còn có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng phổi như viêm phổi, lao phổi. Bởi ở những bệnh nhân này, hệ miễn dịch và sức đề kháng suy giảm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lao phát triển.

   Hơn nữa, nồng độ đường trong máu cao còn giúp vi khuẩn sinh sôi và lan tràn trong cơ thể, độc tính cũng mạnh hơn.

   Theo thống kê, tần suất bị nhiễm lao phổi ở người bệnh tiểu đường cao hơn gấp 2-4 lần so với người bình thường. Một khi đã mắc cả hai bệnh, quá trình điều trị cũng trở nên khó khăn hơn gấp nhiều lần.

 

Những khó khăn trong điều trị lao phổi ở người bệnh tiểu đường

   Không như các đối tượng khác, quá trình điều trị của người bệnh tiểu đường bị nhiễm lao phổi sẽ khó khăn hơn rất nhiều, cụ thể:

  • Dễ bị tổn thương gan: Người bệnh tiểu đường bị nhiễm lao phổi phải điều trị song song cả hai bệnh. Điều này đồng nghĩa với việc bệnh nhân phải sử dụng nhiều thuốc khác nhau. Trong khi đó, thuốc điều trị lao và thuốc chữa tiểu đường đều có tác dụng phụ là làm suy giảm chức năng gan.
  • Khó lựa chọn thuốc phù hợp: Một số thuốc điều trị lao lại làm tăng đường huyết như rifampicin. Bởi vậy, để điều trị lao cho người bệnh tiểu đường, bác sĩ luôn phải cân nhắc rất kỹ để lựa chọn thuốc phù hợp.
  • Khả năng đáp ứng của người bệnh kém: Bởi tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa của cơ thể nên khả năng đáp ứng thuốc kháng lao của người bệnh cũng kém hơn so với người có quá trình chuyển hóa bình thường. Kết quả điều trị thất bại và nguy cơ lao tái phát cũng cao hơn.

 

Lời khuyên cho người bệnh tiểu đường bị nhiễm lao phổi

  • Người bệnh tiểu đường bị nhiễm lao cần dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng/giảm liều hay ngừng bất kỳ các loại thuốc nào.
  • Không nên ăn uống quá kiêng khem dẫn đến suy kiệt sức khỏe, khiến quá trình điều trị lao càng thêm khó khăn. Người bệnh cần đảo bảo các chất dinh dưỡng như tinh bột, vitamin, đạm… trong mỗi bữa ăn.

>>> Xem thêm: Chế độ ăn cho người tiểu đường và 7 câu hỏi thường gặp

  • Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao phù hợp với thể lực.
  • Phơi nắng mỗi ngày vào buổi sáng để nâng cao sức đề kháng.

 

Người bệnh tiểu đường cần tập thể dục mỗi ngày để nâng cao thế lực

Người bệnh tiểu đường cần tập thể dục mỗi ngày để nâng cao thế lực

 

  • Tái khám định kỳ, kiểm tra chức năng gan thường xuyên và tầm soát cả những biến chứng khác trên tim, thận, mắt, thần kinh…

 

Người bệnh tiểu đường phải làm gì để giảm nguy cơ mắc lao phổi?

   Để giảm nguy cơ nhiễm lao phổi, điều quan trọng nhất là bệnh nhân tiểu đường xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp, kiểm soát tốt đường huyết.

   Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế tối đa các nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm lao bằng cách:

  • Bỏ hút thuốc lá.
  • Tránh tiếp xúc với các nguồn lây vi khuẩn, virus như người cảm lạnh, cảm cúm, người mắc các bệnh về hô hấp khác, người mắc bệnh sởi, thủy đậu, đặc biệt là lao phổi...

   Lưu ý, bạn cần đi thăm khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ; chụp Xquang phổi 6 tháng một lần để kiểm tra xem có vi khuẩn lao phát triển hay không. Nếu nghi ngờ, bạn cần thực hiện xét nghiệm đờm để chẩn đoán xác định và có hướng điều trị kịp thời.

   Như vậy, bệnh tiểu đường không chỉ gây biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh mà còn có nguy cơ cao mắc lao phổi. Khi đã mắc cả hai bệnh, những nguy cơ về sức khỏe sẽ tăng lên rất nhiều lần. Do đó tốt nhất ngay từ bây giờ, bạn nên kiểm soát tốt đường huyết, phòng ngừa nhiễm vi khuẩn lao.

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222