Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Cảnh báo: Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mãn kinh sớm

Thứ hai, 14-10-2024 15:39 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Mãn kinh là khi chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ ngừng lại - thường xảy ra sau tuổi 45 với độ tuổi trung bình là 51. Tuy nhiên, những phụ nữ trẻ mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2 có nhiều khả năng mãn kinh sớm hơn. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Y khoa Anh Quốc, tiểu đường làm tăng gấp 3 lần nguy cơ mãn kinh sớm.

 

Cảnh báo: Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mãn kinh sớm.

Cảnh báo: Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mãn kinh sớm.

 

Cảnh báo: Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mãn kinh sớm

   Mãn kinh là tình trạng buồng trứng ngừng hoạt động do suy giảm tế bào trứng tự nhiên. Nếu tình trạng này xảy ra trước tuổi 40 - 45 gọi là mãn kinh sớm.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mãn kinh sớm như rối loạn di truyền, mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính, các bệnh tự miễn, HIV/AIDS, nghiện thuốc lá, tiền sử gia đình có mẹ, dì hoặc chị em gái ruột bị mãn kinh sớm. Đặc biệt, những phụ nữ từng trải qua phẫu thuật buồng trứng, tử cung hoặc sử dụng hóa trị, xạ trị vùng chậu trong điều trị ung thư sẽ có tỷ lệ cao hơn nhiều.

   Một yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn đến tình trạng này là bệnh tiểu đường.Một nghiên cứu lớn ở khu vực Mỹ Latinh đã phát hiện ra rằng phụ nữ dưới 45 tuổi mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ mãn kinh sớm cao gấp ba lần so với phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường.

   Nghiên cứu này được tiến hành trên 6079 phụ nữ trong độ tuổi 40-59 từ 11 quốc gia khu vực Mỹ Latinh, có sức khỏe bình thường (có thể thực hiện các hoạt động hàng ngày). Gần một phần ba (29,5%) số phụ nữ ở đây mắc bệnh tiểu đường.

   Kết quả nghiên cứu cho thấy: Những người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mãn kinh sớm cao gấp 2,76 lần những phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường. Việc điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu như béo phì và tăng huyết áp không làm thay đổi nguy cơ mãn kinh sớm tăng lên ở nữ giới mắc bệnh tiểu đường. Điều này cho thấy tiểu đường là một yếu tố nguy cơ độc lập dẫn đến mãn kinh sớm.

   Một nghiên cứu khác của trường Đại học York (Canada) đăng trên Thư viện Y khoa Mỹ năm 2023 cũng cho thấy kết luận tương tự. Nghiên cứu này được tiến hàng trên khoảng 11.400 phụ nữ, kết quả cho thấy nữ giới dưới 30 tuổi mắc đái tháo đường type 1 và tuổi 30 - 39 bị đái tháo đường type 2 có nguy cơ mãn kinh sớm hơn so với những người không mắc bệnh.

 

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và mãn kinh sớm

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mãn kinh sớm như thế nào?

   Theo các chuyên gia, bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mãn kinh sớm do:

  • Với bệnh tiểu đường type 1: Những bé gái bị tiểu đường tuýp 1 thường có thể tích buồng trứng cao hơn, trong khi chỉ số dự trữ buồng trứng AMH lại thấp hơn người không bị bệnh. Cộng thêm việc người bệnh phải sử dụng insulin ngoại sinh có thể kích thích phát triển số lượng nang trứng quá mức. Điều này khiến nhóm nang trứng nội sinh dễ cạn kiệt, gây suy buồng trứng sớm.
  • Với bệnh tiểu đường type 2: Ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, tình trạng stress oxy hóa tác động tiêu cực lên hệ thống sinh sản, dẫn đến rối loạn chức năng buồng trứng, ảnh hưởng đến sự trưởng thành của buồng trứng. Bên cạnh đó, tình trạng tăng đường huyết cũng dẫn đến sự hình thành nang trứng bất thường, rối loạn chức năng rụng trứng, mãn kinh sớm.

Mãn kinh sớm có làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường không?

   Ngược lại, thời kỳ mãn kinh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 do những thay đổi sau:

  • Thay đổi nội tiết tố: Hormmon Estrogen và progesterone ảnh hưởng đến cách các tế bào phản ứng với hormone insulin. Cụ thể, nồng độ estrogen và progesterone giảm sẽ làm giảm độ nhạy cảm của tế bào với insulin, dẫn đến kháng insulin. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Biến động lượng đường trong máu: Sự thay đổi hormone có khả năng khiến lượng đường trong máu dao động trong suốt cả ngày. Điều này có thể khiến việc kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 trở nên khó khăn hơn.
  • Tăng cân: Mãn kinh thường dẫn đến tăng cân ở nữ giới, như chúng ta đã biết thừa cân là một yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường tuýp 2.

   Không những vậy, nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thường có các triệu chứng mãn kinh trầm trọng hơn.

   Mãn kinh sớm gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Các ảnh hưởng ngắn hạn là dẫn đến bốc hỏa, vã mồ hôi ban đêm, đau đầu, đánh trống ngực, khó thở, tăng cân, khô âm đạo, khó kiểm soát cảm xúc, mất ngủ, hay quên, kém tập trung... Về lâu dài, nữ giới mãn kinh sớm có khả năng gặp các biến chứng loãng xương, gãy xương, tăng nguy cơ tử vong do tim mạch, xơ vữa động mạch, đột quỵ.

   Vì vậy, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cần kiểm soát tốt đường huyết bằng cách tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, cải thiện lối sống, chế độ ăn uống, vận động, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ. Bạn nên tăng cường bổ sung omega-3 từ cá hoặc các loại hạt, ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất xơ như rau xanh, trái cây tươi và hạn chế đường, chất béo, bia, rượu, đảm bảo bổ sung đủ canxi, vitamin D.

 

Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

 

   Bệnh tiểu đường và mãn kinh sớm có mối liên hệ qua lại với nhau. Vì vậy, nữ giới cần chú ý duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa bệnh tiểu đường và nguy cơ mãn kinh sớm, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ nếu đã bị tiểu đường. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222