Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Gần 20% nhân viên y tế Thành phố Hồ Chí Minh có dấu hiệu trầm cảm

Thứ tư, 16-10-2024 11:23 AM

Mục lục [Ẩn]

 

   Nhân viên y tế được biết tới là những người chăm sóc sức khỏe cho người bệnh không chỉ về thể chất mà còn chăm sóc cả về tinh thần. Tuy nhiên, không ít nghiên cứu cho thấy chính họ lại phải đối diện với nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm và rối loạn lo âu rất cao. Một nghiên cứu mới đây của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận, gần 20% nhân viên y tế có dấu hiệu trầm cảm, gần 23% gặp tình trạng lo âu và hơn 14% đối mặt với căng thẳng.

 

Gần 20% nhân viên y tế Thành phố Hồ Chí Minh có dấu hiệu trầm cảm.

Gần 20% nhân viên y tế Thành phố Hồ Chí Minh có dấu hiệu trầm cảm.

 

Gần 20% nhân viên y tế Thành phố Hồ Chí Minh có dấu hiệu trầm cảm

   Do đặc thù nghề nghiệp, nhân viên ngành y là những người có nguy cơ bị stress, trầm cảm, lo âu, kiệt sức cao hơn rất nhiều so với các ngành nghề khác. Một khảo sát do Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành từ 12/2023 đến tháng 5/2024, trên 382 nhân viên y tế từ 18 đến hơn 60 tuổi, đang làm việc tại các cơ sở y tế công lập và tư nhân Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy:

  • 20% nhân viên y tế có dấu hiệu trầm cảm, 22,8% lo âu và 14,2% căng thẳng.
  • Nhân viên y tế tuyến quận huyện có nguy cơ trầm cảm cao hơn tuyến thành phố, tư nhân và trường đại học.
  • Nhân viên y tế độ tuổi 18-39, trình độ trung cấp, cao đẳng và làm việc tại cơ sở y tế tuyến quận huyện có nguy cơ căng thẳng cao.
  • Nhân viên y tế công lập có nguy cơ trầm cảm, lo âu và căng thẳng cao hơn khối tư nhân.

   Đáng lưu ý, nghiên cứu cũng cho thấy khi gặp vấn đề sức khỏe tâm thần, nhân viên y tế có xu hướng tự giải quyết vấn đề hơn là tìm kiếm sự hỗ trợ. Bên cạnh đó, sự hiểu biết, nhận thức về sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế còn thấp. Họ không tin trị liệu tâm lý có thể giải quyết các vấn đề tâm lý của bản thân mà thường chỉ tập trung tự chăm sóc thể chất như ăn đúng bữa, ngủ đủ giấc, tập thể dục, yoga..., hơn là tập trung vào nhận diện cảm xúc.

     Đứng trước những con số thống kê đáng báo động trên, chúng ta có thể thấy rằng việc chăm sóc sức khỏe tâm lý cho các nhân viên y tế là vô cùng cần thiết. Bởi nhân viên y tế chỉ có thể chăm sóc tốt cho người bệnh khi bản thân họ khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.

   Tuy nhiên, trên thực tế lại có rất nhiều rào cản cho việc chăm sóc sức khỏe tinh thần của những đối tượng này, như:

  • Định kiến xã hội: Nhiều nhân viên y tế không muốn các vấn đề sức khỏe tâm thần của mình bị ghi lại trong hồ sơ cá nhân, lo lắng người quen biết tình trạng của mình. Họ không cho phép mình gục ngã vì sợ đồng nghiệp kỳ thị, bệnh nhân phán xét. Mặc dù bệnh viện đang công tác có phòng khám tâm lý nhưng họ vẫn ngại chia sẻ, tìm sự hỗ trợ vì lo sợ thông tin cá nhân bị tiết lộ.
  • Bản thân nhân viên y tế muốn tự mình giải quyết vấn đề của bản thân và nghĩ rằng vấn đề có thể sẽ tự tốt dần lên.
  • Họ không biết có thể nhận hỗ trợ chuyên nghiệp về chăm sóc sức khỏe tâm thần ở đâu, cũng như không đủ khả năng chi trả cho dịch vụ này.

 

Định kiến xã hội khiến nhiều nhân viên y tế không muốn chia sẻ.

Định kiến xã hội khiến nhiều nhân viên y tế không muốn chia sẻ.

 

Tại sao các nhân viên y tế dễ bị trầm cảm?

   Các nguyên nhân có thể dẫn trầm cảm ở các nhân viên y tế là:

Khối lượng công việc quá mức

   Bản chất công việc của nhân viên y tế luôn trong tình trạng áp lực, căng thẳng vì liên quan mật thiết đến sức khỏe con người, đặc biệt là hệ thống bệnh viện công lập tuyến trên. Ngoài những giờ làm việc hành chính, các y, bác sĩ phải trực thêm vào ban đêm, điều này khiến họ cảm thấy mệt mỏi và dễ dẫn dẫn đến kiệt sức.

   Không chỉ là công việc khám, chữa bệnh, các y bác sĩ còn phải đối mặt với các gánh nặng công việc hành chính.

   Theo một nghiên cứu quan sát trực tiếp 57 bác sĩ trong vòng 430 giờ làm việc, người ta thấy rằng bác sĩ chỉ dành khoảng 33% số giờ làm việc để thực hiện các công việc lâm sàng (tức là khám, chữa bệnh trực tiếp với bệnh nhân) nhưng mất tới 49% thời gian để làm những công việc hành chính và bệnh án điện tử.

   Có thể thấy, bệnh án điện tử đã làm tăng thêm các gánh nặng hành chính, khiến các bác sĩ bị phân tâm và giảm tương tác với bệnh nhân. Ngoài ra, những yêu cầu chi tiết về thủ tục hành chính của các công ty bảo hiểm y tế để đảm bảo được chi trả cũng là một gánh nặng cho các bác sĩ.

Khối lượng công việc lớn dễ dẫn đến mệt mỏi, kiệt sức (hay còn gọi là hội chứng Burnout), từ đó làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý khác như trầm cảm, rối loạn lo âu,...

 

Nhân viên y tế phải thực hiện rất nhiều công việc hành chính.

Nhân viên y tế phải thực hiện rất nhiều công việc hành chính.

 

Áp lực từ bệnh nhân và gia đình

    Các yêu cầu về chất lượng bệnh viện của bệnh nhân ngày càng khắt khe hơn… dẫn đến những kỳ vọng lớn hơn về năng suất, khối lượng công việc và giảm tính tương thích của bác sĩ, và các nhà quản lý bệnh viện.

   Nhân viên y tế luôn được bệnh nhân và người nhà kỳ vọng rất nhiều. Tuy nhiên, không phải lúc nào những nỗ lực của họ cũng mang lại hiệu quả như mong đợi. Nếu chẳng may kết quả không như ý, sự mất mát của người bệnh, đau thương của gia đình bệnh nhân khiến những kỳ vọng trở thành áp lực rất lớn đối với nhân viên y tế.

   Bên cạnh đó, bản chất nghề nghiệp của nhân viên y tế phải cất giấu đi những cảm xúc của mình để tiếp tục hành nghề. Những cảm xúc tiêu cực trên không được giải tỏa mà cứ kìm nén lại, rất dễ trở thành stress, trầm cảm.

   Hiện nay, hiện tượng hành hung, bạo lực các nhân viên y tế đang diễn ra ngày càng phổ biến. Người dân tự cho mình cái quyền được hành xử côn đồ với bác sĩ hay các nhân viên y tế. Nhẹ hơn, nhiều người vào bệnh viện luôn thủ sẵn điện thoại để livestream, sẵn sàng đăng lên mạng “bóc phốt” nếu như có điều gì không vừa ý. Điều này khiến cho những bác sĩ, nhân viên y tế vốn đã quá mệt mỏi vì công việc càng trở nên stress, áp lực gấp bội.

   Để tránh nguy cơ mắc phải các vấn đề tâm lý, các bác sĩ cần chủ động sắp xếp thời gian biểu hợp lý để thư giãn, nghỉ ngơi. Các bệnh viện cần quan tâm, hỗ trợ y bác sĩ, tạo môi trường làm việc thân thiện, giảm áp lực căng thẳng, kịp thời có giải pháp hỗ cho những người làm công tác chuyên môn khi chẳng may gặp phải các sự cố y khoa.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguy cơ gặp vấn đề tâm lý ở nhân viên y tế. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng, không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bác sĩ mà còn  có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất công việc, cụ thể là các bệnh nhân. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Tags: trầm cảm
Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222