Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Viêm họng cấp là gì? Các biện pháp phòng ngừa viêm họng lúc giao mùa

Thứ tư, 18-10-2023 16:44 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Trong thời gian giao mùa, những cơn gió lạnh xuất hiện đột ngột khiến nhiều người dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, điển hình là viêm họng cấp. Vậy viêm họng cấp là gì? Và phòng ngừa viêm họng lúc giao mùa bằng cách nào?

 

 Làm sao để phòng ngừa viêm họng lúc giao mùa?

Làm sao để phòng ngừa viêm họng lúc giao mùa?

 

Viêm họng là gì?

   Viêm họng cấp là tình trạng tổn thương, viêm niêm mạc họng diễn tiến nhanh, thường kéo dài 1- 2 tuần. 

   Đây là căn bệnh khá phổ biến, xảy ra quanh năm nhưng thường gặp nhất vào lúc giao mùa. Nguyên nhân là do vào thời điểm này, sự biến động nhiệt độ diễn ra nhanh khiến hệ miễn dịch của chúng ta suy yếu. Hơn nữa, vi khuẩn và virus phát triển mạnh, dễ dàng xâm nhập và lây lan.

 

Nguyên nhân gây viêm họng cấp

   Một số nguyên nhân gây ra viêm họng cấp là:

  • Do virus: Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm họng cấp. Các loại virus thường gây nên viêm họng cấp là: Adenovirus, Rhinovirus, Enterovirus, Herpangina, Influenza virus, Coxsackie A16, Herpes simplex (HSV), Epstein-Barr virus...
  • Do vi khuẩn: Các loại vi khuẩn thường gây viêm họng cấp là: bạch hầu, liên cầu khuẩn nhóm A, Fusobacterium Necrophorum, lậu cầu khuẩn, Arcanobacterium,... Trong đó, viêm họng cấp do liên cầu khuẩn nhóm A vô cùng nguy hiểm, là thủ phạm gây nên một loạt biến chứng như viêm khớp cấp (thấp tim tiến triển), viêm cầu thận cấp...
  • Nấm Candida.
  • Các yếu tố nguy cơ: Thay đổi thời tiết, trời lạnh quá, ẩm quá, bụi bẩn nhiều, khói bụi công nghiệp, khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, củi, rơm rạ và có thể còn do tác động của rượu bia.

 

Các triệu chứng viêm họng cấp tính

   Bệnh viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng điển hình như:

  • Sốt cao từ 39 - 40 độ C.
  • Rát buốt, đau họng khi nuốt. Đầu tiên là cảm giác khô nóng họng sau đó là hiện tượng đau rát tăng dần khi nuốt, nói hoặc ho.
  • Các triệu chứng kèm theo: Sụt sịt, tắc mũi và chảy nước mũi dịch nhầy, tiếng nói có thể khàn nhẹ, ho khan, 2 amidan viêm to, bề mặt amidan có chất nhầy trong, một số có hạch cổ bị sưng.
  • Trường hợp viêm họng cấp do virus cúm gây ra thì các triệu chứng có xu hướng khá nặng gồm: nhức đầu, đau rát họng, xuất huyết ở thành sau họng.

   Thông thường, các triệu chứng này chỉ diễn ra trong vòng 3 - 4 ngày nếu bệnh nhân có sức đề kháng tốt và chăm sóc tốt. Tuy nhiên, ở các đối tượng bệnh nhân có sức đề kháng yếu như trẻ em và người cao tuổi thì bệnh thường diễn biến phức tạp hơn và kéo dài hơn. Nếu để kéo dài từ 7 đến 10 ngày, bệnh viêm họng cấp có thể gây ra các biến chứng như viêm tai, viêm amidan, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản...

 

Bệnh nhân bị đau họng khi nuốt

Bệnh nhân bị đau họng khi nuốt

 

Biện pháp điều trị viêm họng cấp

   Tùy theo tình trạng của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, như:

Điều trị bằng thuốc

   Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị là:

  • Kháng sinh: Được sử dụng để điều trị bệnh nhân bị viêm họng do vi khuẩn. Tùy theo cấp độ bệnh, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh sử dụng đường uống hoặc tiêm bắp.
  • Các thuốc giảm triệu chứng: Như thuốc chống viêm, thuốc giảm đau NSAID, thuốc hạ sốt, thuốc ho, thuốc điều trị nghẹt mũi,...

   Bệnh nhân lưu ý không được tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Phẫu thuật

   Phương pháp này được sử dụng khi bệnh nhân viêm họng cấp bị biến chứng, ví dụ như áp xe thành sau họng. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật dẫn lưu.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị

   Bên cạnh những cách điều trị bên trên, bệnh nhân nên áp dụng thêm các biện pháp cải thiện tại nhà như:

  • Ngậm nước muối: Giúp kháng viêm và làm giảm tải lượng vi khuẩn trong vòm họng. Bệnh nhân nên ngậm nước mỗi ngày trong khoảng 1 phút mỗi sáng và tối, hoặc bất cứ khi nào cảm thấy họng đau rát để giảm triệu chứng. Bệnh nhân nên dùng nước muối sinh lý để tránh bị tổn thương niêm mạc họng và miệng do nồng độ natri không phù hợp.
  • Xông tinh dầu: Các loại tinh dầu như bạc hà, sả, gừng, hoa cúc… giàu chất kháng viêm sẽ làm ẩm và dịu cổ họng, làm giảm triệu chứng nghẹt mũi, mang đến cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
  • Siro hoặc xịt họng: Các loại siro thảo dược hoặc xịt họng thảo dược làm dịu cổ họng của bệnh nhân và giúp giảm ho hiệu quả.

 

Cách phòng ngừa viêm họng cấp lúc giao mùa

   Để phòng ngừa viêm họng cấp lúc giao mùa, bệnh nhân nên lưu ý:

  • Tránh tiếp xúc với những người đang bị viêm họng hay mắc bệnh đường hô hấp do tốc độ lây lan nhanh.
  • Xây dựng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Hạn chế ăn thực phẩm cứng, đồ ngọt, đồ lạnh hay đồ cay nóng, rượu, bia, hay hút thuốc lá,... đều dễ kích thích niêm mạc cổ họng yếu ớt, gây sản sinh chất dịch nhờn, tạo thành đờm và môi trường tốt để vi khuẩn xâm nhập tấn công.
  • Tắm bằng nước ấm ở phòng kín, tránh gió lùa, lau khô người ngay sau khi tắm.
  • Giữ ấm bàn tay, bàn chân, ngực, cổ, đầu...
  • Vệ sinh môi trường sống thường xuyên, giữ không gian nhà cửa thông thoáng.
  • Súc miệng và cổ họng bằng nước muối sinh lý vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
  • Khi đi đường, bạn nên đeo khẩu trang, giữ ấm vùng cổ họng vào mùa đông.
  • Trẻ nhỏ cần được tiêm ngừa vaccine phòng cúm đầy đủ.
  • Hạn chế di chuyển từ môi trường nóng sang môi trường lạnh đột ngột bởi có thể gây sốc nhiệt và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng cấp tính.

 

Bạn nên đeo khăn giữ ấm khi ra ngoài

Bạn nên đeo khăn giữ ấm khi ra ngoài

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về viêm họng cấp và các biện pháp phòng ngừa viêm họng cấp lúc giao mùa. Bệnh này nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, bệnh nhân nên chủ động phòng bệnh và đến ngay các cơ sở y tế nếu thấy mình đang có các triệu chứng của bệnh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn nhiều sức khỏe!

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222