Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Cách chăm sóc khi trẻ bị sốt

Thứ hai, 06-01-2020 14:10 PM

 

Sốt là tình trạng xảy ra rất phổ biến ở trẻ. Khi trẻ bị sốt cha mẹ nên biết cách chăm sóc trẻ để trẻ mau hạ sốt tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy cách chăm sóc khi trẻ bị sốt như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

 

 

chăm sóc trẻ sốt như thế nào và những chú ý cho bậc cho mẹ

 

 

Thân nhiệt khi trẻ bị sốt

 

     Bình thường thân nhiệt của đa số mọi người thường không ổn định và dao động nhẹ trong ngày: Hơi thấp vào buổi sáng và cao hơn vào chiều tối. Nhiệt độ cơ thể sẽ thay đổi khi trẻ chạy, nhảy, đùa nghịch, hoặc tập thể dục. Sốt là tình trạng thân nhiệt cao hơn 1 độ C so với nhiệt độ bình thường của cơ thể. Cụ thể khi sốt, nhiệt độ trên 38 độ C khi đo ở hậu môn hoặc miệng, trên 37,5 độ C khi đo ở nách. Trẻ em rất hay bị sốt nhưng không phải tất cả sốt là nguy hiểm, là bệnh nặng. Đôi khi đó là một dấu hiệu tốt, khi đó là cách cơ thể chống lại sự nhiễm trùng.

 

    Sốt không phải là bệnh mà chỉ là một triệu chứng của nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là nhiễm trùng (vi trùng, siêu vi trùng, ký sinh trùng). Cũng có khi sốt do mắc bệnh ác tính, bệnh hệ thống hoặc sốt do thuốc, sau chích ngừa vắc xin, mọc răng hay không rõ nguyên nhân. Nhiệt độ khi sốt cao hay thấp không phụ thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Có khi sốt cao nhưng không phải bệnh quá nặng. Ngược lại có trẻ không sốt, hoặc thậm chí còn bị hạ thân nhiệt bất thường (đặc biệt là trẻ sơ sinh) lại tiềm ẩn bệnh nặng. Sốt cao khi nhiệt độ bằng hoặc cao hơn 39 độ C. Khi sốt trên 41 độ C, cơ thể có nguy cơ co giật và tổn thương não. Sốt thường đi kèm với một vài dấu hiệu khác nhưng có khi chỉ có sốt đơn thuần.

 

Cách chăm sóc khi trẻ bị sốt

 

Khi trẻ bị sốt, các bà mẹ không nên quá lo lắng, có thể tự điều trị cho trẻ bằng cách:

 

  • Lau mát và uống thuốc hạ sốt.

  • Uống thêm các loại nước, đối với trẻ dưới 6 tháng đang bú mẹ hoàn toàn thì tăng lượng bú lên vì trong sữa mẹ đã có nước.

  • Mặc quần áo mỏng, thoáng. Ở trong phòng thoáng, thông gió, không đóng kín cửa.

 

Cách lau mát cho trẻ:

 

    Khi trẻ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao có phối hợp với dùng thuốc hạ sốt thì có thể lau mát. Lau mát rất có hiệu quả nếu lau đúng cách. Không phải lau mát là dùng nước mát hay nước lạnh để lau cho trẻ mà dùng nước ấm.

 

     Cách 1: Lau bằng khăn. Pha nước ấm như nước tắm trong chậu, lấy 5 khăn nhúng nước, vắt nhẹ (không nên vắt kiệt nước) để 4 khăn vào 2 hõm nách và 2 bẹn, 1 khăn lau toàn thân. Di chuyển và thay khăn nhúng nước liên tục cho đến khi nhiệt độ giảm. Lưu ý không dùng cách này khi đang ở trong môi trường lạnh. Vì lạnh làm nước trong khăn nguội rất nhanh, sẽ làm trẻ khó chịu và nước lạnh sẽ làm co mạch máu gây giữ nhiệt trong cơ thể.

 

    Cách 2: Tắm nước ấm là cách tốt hơn. Cho trẻ bị sốt ngồi trong chậu nước ấm và dội nước ấm khắp người (kể cả đầu cũng được). Sau 5 đến 7 phút, lau khô liền và mặc quần áo mỏng, thoáng. Đồng thời cần quan sát và theo dõi trẻ xem có biểu hiện gì khác kèm theo không?

 

Cần quan sát trẻ bị sốt :

 

  • Tinh thần có vui tươi, chơi đùa không?

  • Ăn uống, nôn ói, tình trạng tiêu tiểu thế nào?

  • Có ho, thở nhanh, thở khó, thở bất thường không?

  • Có giảm sốt khi uống thuốc hạ sốt không?

  • Có đau hoặc bất cứ dấu hiệu bất thường nào không?

  • Có thể theo dõi và hạ sốt tại nhà nếu trẻ vẫn tươi tỉnh, chơi ngoan, sắc da hồng hào, ăn uống bình thường, hết sốt trong vòng 2 ngày và không có dấu hiệu gì khác.

 

Cách dùng thuốc hạ sốt:

 

    Khi trẻ bị sốt vừa hoặc sốt cao và khi lau mát không hiệu quả: Cho trẻ uống thuốc có paracetamol liều 10 - 15 mg/kg cân nặng/1 lần. Cách nhau 4 - 6 giờ/1 lần nếu còn sốt. Trong trường hợp trẻ không uống được như đang ngủ hoặc nôn ói thì có thể dùng viên đưa vào hậu môn với liều lượng như trên.

 

  • Đưa trẻ đến cơ sở y tế trong trường hợp nào?

 

    Trẻ bị sốt có các dấu hiệu bất thường như: Không chơi, li bì, khó đánh thức, co giật, thở nhanh, thở khó, thở bất thường, tiêu chảy, phân có nhầy máu.

  • Sốt cao khó hạ.

  • Sốt kéo dài trên 2 ngày.

  • Trẻ sơ sinh ≤ 2 tháng tuổi.

  • Bất cứ một dấu hiệu không bình thường nào.

 

Trên đây là bài viết chia sẻ về cách chăm sóc khi trẻ bị sốt. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, các bậc cha mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

 

XEM THÊM:

 

 

Tpbvsk BoniKiddy giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, nhất là đường hô hấp ở trẻ nhỏ.

Bé yêu thường hay mắc một số bệnh liên quan đến hô hấp như viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi, sổ mũi, cảm lạnh, …bởi sức đề kháng của con còn yếu, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện như người lớn. Chính vì vậy mà bố mẹ nên tăng sức đề kháng cho trẻ để bảo vệ và ngăn ngừa các tác nhân xâm hại đến cơ thể non nớt của trẻ. Những tác nhân này có thể là do vi khuẩn, virus.Nhất là  khi gặp điều kiện thời tiết lạnh, ẩm , vi khuẩn và virus có dịp phát triển và hoành hành làm cho trẻ dễ ốm hơn.

Để tăng sức đề kháng cho con, bố mẹ nên cho con uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả, ngủ đủ giấc, ăn thực phẩm nhiều lợi khuẩn như sữa chua, hạn chế cho con tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bếp than,…

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BoniKiddy+ với thành phần sữa non, sữa ong chúa, bột hoa cúc, vitamin C, Lactobacilus acidophilus, Streptococcus Thermophilus men bia có công dụng hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu dinh dưỡng, giúp ăn ngon miệng, nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp ở trẻ nhỏ và ngăn ngừa tái phát.

Tpbvsk BoniKiddy+  được sản xuất bởi công ty J&E International corp – Mỹ do công ty Botania phân phối tại Việt Nam.

 

 

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Không sử dụng với những người mẫn cảm với các thành phần của sản phẩm

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222