Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Nguyên nhân máu nhiễm mỡ và cách điều trị

Thứ sáu, 15-09-2023 16:45 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Thông thường, máu của chúng ta luôn có một tỉ lệ nhất định các tế bào mỡ. Chúng dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể, đồng thời tham gia vào quá trình sản xuất các nội tiết tố khác. Tuy nhiên, nếu lượng mỡ tăng cao trong máu, cơ thể sẽ xuất hiện hàng loạt vấn đề về sức khỏe, tăng nguy cơ suy tim, đột quỵ. Vậy nguyên nhân máu nhiễm mỡ là gì? Cách điều trị ra sao?

 

Nguyên nhân máu nhiễm mỡ là gì?

Nguyên nhân máu nhiễm mỡ là gì?

 

Thế nào gọi là máu nhiễm mỡ?

   Máu nhiễm mỡ hay mỡ máu cao là tình trạng tăng thành phần mỡ gây hại và giảm thành phần mỡ tốt trong máu.

   Thông thường để theo dõi sức khỏe, bác sĩ sẽ xét nghiệm bốn loại thành phần lipid máu bao gồm:

  • Cholesterol: Tham gia vào cấu tạo màng tế bào.
  • Triglycerid: Cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nếu nó tăng cao cũng góp phần tạo mảng xơ vữa ở thành mạch máu.
  • HDL – cholesterol: Vận chuyển phân tử cholesterol thừa từ các cơ quan về gan để thải ra ngoài.
  • LDL - cholesterol: Có nhiệm vụ ngược lại với HDL, nó chuyển cholesterol từ gan đến các cơ quan. Nếu thành phần này tăng cao, cơ thể con người sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.

   Người bệnh sẽ được chẩn đoán máu nhiễm mỡ khi các chỉ số trên vượt ngưỡng an toàn, cụ thể:

  • Cholesterol toàn phần > 6,2 mmol/L.
  • LDL-cholesterol > 4,1 mmol/L.
  • Triglyceride > 2,3 mmol/L.
  • HDL-cholesterol <1 mmol/L.

 

Nguyên nhân máu nhiễm mỡ là gì?

   Nguyên nhân máu nhiễm mỡ rất đa dạng, bởi vậy, tình trạng này ngày càng phổ biến và có xu trẻ hóa. Chúng bao gồm:

Chế độ ăn uống không khoa học

  • Ăn quá nhiều chất béo bão hòa: Thịt đỏ, nội tạng động vật, thực phẩm đóng hộp, món chiên rán… là nguyên nhân hàng đầu gây máu nhiễm mỡ.
  • Lạm dụng rượu bia.

 

Đồ ăn nhiều dầu mỡ là nguyên nhân hàng đầu gây máu nhiễm mỡ

Đồ ăn nhiều dầu mỡ là nguyên nhân hàng đầu gây máu nhiễm mỡ

 

Béo phì

   Người béo phì thường có lượng mỡ thừa tập trung chủ yếu ở bụng, cằm. Tình trạng này làm giảm nồng độ cholesterol tốt, đồng thời làm tăng cholesterol xấu. Máu nhiễm mỡ khởi nguồn từ đây.

Thói quen lười vận động

   Khi cơ thể lười vận động, lượng calo dư thừa sẽ nhiều hơn. Chúng tích dần thành mỡ, làm tăng nồng độ lipoprotein xấu và giảm lượng cholesterol tốt.

Tâm lý căng thẳng, stress

   Khi stress, con người thường trở nên chán nản, lười vận động nhưng lại ăn nhiều hơn, thậm chí là tiêu thụ lượng lớn rượu bia, chất kích thích. Tất cả những yếu tố đó đều làm tăng nồng độ cholesterol trong máu.

Yếu tố di truyền

   Nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ bị máu nhiễm mỡ, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.

Ảnh hưởng của tuổi tác và giới tính

   Nữ giới từ 15 - 45 tuổi thường có tỉ lệ triglyceride thấp hơn so với người đàn ông. Tuy nhiên, khi bắt đầu bước vào độ tuổi mãn kinh, nồng độ triglyceride và cholesterol xấu ở nữ giới sẽ tăng cao hơn và làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch.

   Nguyên nhân là do sự thay đổi của hormone estrogen làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo và tác động trực tiếp đến các mạch máu.

Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác

   Một số bệnh lý như tiểu đường, suy tuyến giáp cũng khiến lượng mỡ trong máu tăng cao hơn.

 

Máu nhiễm mỡ có những dấu hiệu nhận biết nào?

   Bình thường, tình trạng máu nhiễm mỡ không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh khó nhận biết. Đa phần, họ phát hiện ra nhờ đi khám sức khỏe định kỳ hoặc thăm khám bệnh lý khác.

   Có trường hợp, người bệnh xuất hiện một vài dấu hiệu không điển hình như Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, đau tức ngực, tim đập nhanh, thở gấp… Một số khác lại xuất hiện nốt phồng nhỏ màu vàng, mọc trên da mặt, lưng, ngực, bắp đùi.

 

Máu nhiễm mỡ thường không có triệu chứng rõ ràng

Máu nhiễm mỡ thường không có triệu chứng rõ ràng

 

   Nếu không được điều trị kịp thời, lượng LDL-cholesterol dư thừa sẽ bám vào thành động mạch, hình thành các mảng bám dày. Theo đó, chúng thu hẹp lòng mạch, làm giảm lưu lượng máu đến tim, não và các bộ phận khác và gây ra biến chứng nguy hiểm như:

  • Bệnh mạch vành: Tim không được cung cấp đủ máu sẽ dẫn tới các cơn đau thắt ngực, đau tim, về lâu dài còn gây suy tim.
  • Đột quỵ: Mảng bám từ LDL - cholesterol bị vỡ ra, hình thành cục máu đông, chặn động mạch cung cấp oxy cho não, gây đột quỵ.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ…

 

Điều trị máu nhiễm mỡ như thế nào?

   Phương pháp điều trị máu nhiễm mỡ hiện nay chủ yếu là sử dụng thuốc và duy trì lối sống khoa học, cụ thể:

Các thuốc điều trị máu nhiễm mỡ

   Tùy tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Nhóm statins: Tác dụng chủ yếu là làm giảm LDL-cholesterol, giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
  • Nhựa gắn acid mật: Giảm LDL-cholesterol.
  • Niacin: Làm giảm LDL-cholesterol, triglyceride và tăng HDL-cholesterol.
  • Các dẫn xuất của acid fibric: Giảm triglyceride trong máu.

   Ngoài ra, nếu bệnh nhân có thêm các bệnh nền khác, cách điều trị cũng có những lưu ý riêng, chẳng hạn như:

  • Máu nhiễm mỡ và tiểu đường: Bác sĩ sẽ hướng dẫn chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp. Đồng thời, người bệnh sẽ được kê thêm các thuốc nhóm statin và fibrate.
  • Mỡ máu cao ở bệnh nhân suy tuyến giáp: Bác sĩ sẽ chỉ định hormone giáp trạng.

 

Biện pháp điều trị máu nhiễm mỡ chủ yếu là dùng thuốc tây và thay đổi lối sống

Biện pháp điều trị máu nhiễm mỡ chủ yếu là dùng thuốc tây và thay đổi lối sống

 

   Khi các chỉ số lipid máu về bình thường, bác sĩ sẽ giảm liều hoặc ngừng kê thuốc cho người bệnh. Điều bạn nên làm là tuân thủ theo phác đồ điều trị, không tự ý thay đổi liều lượng cũng như dừng thuốc.

Lối sống khoa học cho người máu nhiễm mỡ

Chế độ ăn uống

  • Không ăn thịt mỡ, nội tạng động vật, da của các loại gia cầm. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn đạm thực vật như đậu tương.
  • Tránh thức ăn chứa nhiều chất béo và cholesterol như bơ, thịt lợn mỡ xông khói, nên thay mỡ động vật bằng dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu.
  • Hạn chế đồ ngọt (bánh quy, kẹo dẻo, bánh kem), đồ ăn vặt (hamburger, xúc xích…).
  • Hạn chế ăn các loại thịt, cá xuống còn 150 – 200g/ngày, không ăn quá 3 quả trứng/tuần và nên ăn cách ngày.
  • Uống sữa đã tách bơ, hạn chế ăn kem, phomai,...
  • Hạn chế uống bia rượu, không hút thuốc lá.
  • Tăng cường ăn rau, củ, quả tươi, ăn đa dạng đủ màu sắc xanh, đỏ, tím vàng…

Lối sống

  • Tích cực vận động thể dục thể thao mỗi ngày bằng các bộ môn như đi bộ nhanh, chạy bền, đạp xe, bơi lội…
  • Giải tỏa căng thẳng, stress.
  • Giảm cân nếu thừa cân béo phì.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã nắm được nguyên nhân máu nhiễm mỡ và cách điều trị. Tình trạng này tiến triển âm thầm, khó nhận biết. Bởi vậy tốt nhất ngay từ bây giờ, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và thực hiện khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa mỡ máu cao. Chúc các bạn khỏe mạnh!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222