Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Các bệnh xương khớp dễ gặp ở dân văn phòng

Thứ năm, 21-09-2023 16:57 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Dân văn phòng thường có đặc điểm chung là ngồi nhiều, ít vận động. Do đó, họ dễ gặp các bệnh xương khớp như đau lưng, đau cổ, đau đầu gối… Để tìm hiểu cụ thể hơn về những bệnh lý này cũng như cách phòng ngừa tối ưu, các bạn đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!

 

 Các bệnh xương khớp dễ gặp ở dân văn phòng là gì?

Các bệnh xương khớp dễ gặp ở dân văn phòng là gì?

 

Thoái hóa đốt sống cổ - Bệnh xương khớp phổ biến hiện nay

   Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng sụn, đĩa đệm, dây chằng và xương ở cột sống cổ bị thoái hóa, không đảm bảo khả năng vận động bình thường.

   Các triệu chứng của bệnh bao gồm đau, mỏi nhức vùng cổ. Người bệnh vận động hay nghỉ ngơi đều cảm thấy khó chịu ở khu vực này. Cơn đau thường từ gáy lan ra tai, cổ, lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay.

   Dân văn phòng thường gặp bệnh này bởi thời gian sử dụng máy tính nhiều. Tư thế ngồi làm việc chưa đúng. Họ phải cúi hoặc ngửa đầu quá nhiều. Vùng cổ gáy khi đó không được thường xuyên cử động, dần hình thành bệnh.

   Một nghiên cứu từ Viện Khoa học Ấn Độ, năm 2016, trên 440 người, 31-50 tuổi cho thấy: Những người làm công việc bàn giấy có tỷ lệ thoái hóa đốt sống cổ là 43,3% và nữ giới dễ mắc bệnh hơn.

   Để phòng ngừa tình trạng này, bạn nên giữ thẳng cột sống khi đứng và ngồi. Nếu thường xuyên sử dụng điện thoại di động, máy tính và các màn hình nhỏ khác, bạn nên ngẩng cao đầu, đặt thiết bị ngang tầm mắt, thay vì cúi đầu xuống thấp.

   Ngoài ra, bạn nên vận động cơ thể bằng các động tác dưới đây để giảm tình trạng mỏi cổ, đau vai, gáy, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về thoái hoá đốt sống cổ:

  • Động tác 1: Ngồi thẳng, xoay đầu từ trái qua phải và từ phải qua trái, 10 lần.
  • Động tác 2: Ngồi thẳng, mặt hướng về phía trước, hai tay buông hai bên rồi nâng vai lên theo hướng về phía tai cho đến khi cảm thấy phần cơ ở cổ và vai căng ra, giữ tư thế này trong vòng 5 giây và thả lỏng vai; lặp lại động tác 3 lần.
  • Động tác 3: Ngồi tại ghế, chỉ để phần ngón chân tiếp xúc mặt đất như khi nhón chân lên cao, sau đó, lần lượt nhón chân lên xuống liên tục để thư giãn phần cơ ở bắp đùi, giúp cho máu ở hai chân được lưu thông.

 

Dân văn phòng có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ

Dân văn phòng có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ

 

Bệnh xương khớp đau đầu gối dân văn phòng cần thận trọng

   Việc ngồi lâu trong một khoảng thời gian dài khiến các cơ và gân ở đầu gối bị cứng lại. Thêm nữa, thói quen ngồi vắt chéo chân, gập chân bên dưới ghế hay duỗi thẳng chân quá lâu cũng ảnh hưởng đến khớp gối.

   Các nhà khoa học ở Anh đã thực hiện một nghiên cứu với sự tham gia của 2.000 người. Kết quả cho thấy, có 78% người gặp rắc rối với chứng đau lưng, đau đầu gối, trong đó, hơn 1/3 người bị rối loạn giấc ngủ do ảnh hưởng từ cơn đau.

   Cách phòng ngừa tình trạng đau đầu gối cho dân văn phòng là nên đứng dậy đi lại, thay đổi tư thế sau mỗi 0.5 - 1 giờ làm việc. Đồng thời, bạn nên kết hợp tập luyện các bài tập giãn cơ đùi để giảm căng thẳng cho đầu gối.

 

Cong vẹo cột sống

   Khi ngồi quá lâu để tập trung vào công việc, dân văn phòng rất dễ ngồi sai tư thế. Theo thời gian, kiểu ngồi này dần gây áp lực lên hệ thống cơ, xương, khởi phát cơn đau thắt lưng, cứng khớp, thậm chí làm cong vẹo cột sống.

   Để phòng cong vẹo cột sống, bạn cần:

  • Tránh ngồi lâu, gập hoặc vặn lưng mạnh.
  • Lựa chọn tư thế ngồi đúng:Hai bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất, hai đầu gối vuông góc với thân người, lưng cổ thẳng.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế để cơ cột sống được thư giãn.
  • Tăng cường vận động sau khi hết giờ làm việc bằng các bộ môn như bơi lội, yoga, bài tập thư giãn cơ…

 

 Dân văn phòng ngồi sai tư thế dễ bị cong vẹo cột sống

Dân văn phòng ngồi sai tư thế dễ bị cong vẹo cột sống

 

Dân văn phòng cần ngăn ngừa bệnh xương khớp thoát vị đĩa đệm

   Đây cũng là một trong các bệnh về xương khớp mà dân văn phòng có nguy cơ mắc phải. Nguyên nhân là do ngồi sai tư thế lâu ngày khiến đĩa đệm bị tổn thương, lệch khỏi vị trí ban đầu. Chúng chèn ép vào dây thần kinh gây tê bì, đau nhức.

   Các triệu chứng cụ thể của bệnh bao gồm:

  • Đau nhức: Bệnh nhân có những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, sau đó lan ra vùng vai gáy, chân tay. Tính chất đau có thể âm ỉ vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng, đau nặng hơn khi vận động, đi lại, giảm đi khi nghỉ một chỗ.
  • Tê bì: Người bệnh tê bì vùng thắt lưng, vùng cổ sau đó dần dần phát triển xuống mông, đùi, cẳng chân và gót chân. Lúc này, người bệnh cảm thấy mình như bị kiến bò trong người.

   Cách ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm cho dân văn phòng chủ yếu là tăng cường vận động. Bạn nên kết hợp các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp và cardio. 

   Ngoài ra, các bài tập giãn cơ như tư thế em bé, tư thế cây cầu hoặc động tác nghiêng vùng chậu…  cũng giúp cơ lưng thư giãn, giảm co cứng, phòng ngừa bệnh hiệu quả.

 

Hội chứng ống cổ tay

   Hội chứng ống cổ tay xảy ra do sự chèn ép ở dây thần kinh giữa của bàn tay. Dân văn phòng thường phải sử dụng ngón tay gõ máy tính trong nhiều giờ, dễ gặp bệnh này.

   Các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay thường là:

  • Cảm giác các ngón tay sưng phồng.
  • Tê bì tay, ngứa ran, nóng rát và đau đớn.
  • Cảm giác đau hoặc ngứa ran có thể đi lên cẳng tay về phía vai.

   Nếu không điều trị sớm, hội chứng này sẽ làm bạn bị yếu tay, gây khó khăn cho việc cầm nắm đồ vật.

   Để phòng ngừa tình trạng này, bạn lưu ý giảm căng thẳng cho bàn tay và cổ tay bằng cách dành ra 10-15 phút mỗi giờ để duỗi hoặc uốn cong bàn tay, cổ tay.

   Bên cạnh đó, bạn nên chọn con chuột thoải mái với đôi tay, giảm lực chạm khi gõ bàn phím.

 

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay

 

   Đến đây, hy vọng các bạn đã nắm được các bệnh về xương khớp dễ gặp ở dân văn phòng, cũng như cách phòng ngừa chúng. Tư thế ngồi nhiều, ít vận động còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Vì vậy tốt nhất, bạn nên thay đổi tư thế thường xuyên, vận động cơ thể mỗi ngày để có sức khỏe tốt nhé!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222