Mục lục [Ẩn]
Theo nghiên cứu do các chuyên gia từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 31% người trưởng thành toàn cầu (tương đương 1,8 tỷ người) không đáp ứng mức độ hoạt động thể chất khuyến nghị, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
1/3 người trưởng thành toàn cầu thiếu vận động.
WHO: 1/3 người trưởng thành toàn cầu thiếu vận động
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), được công bố trên tạp chí Lancet Global Health vào ngày 25/6, 31% người trưởng thành toàn cầu (tương đương 1,8 tỷ người) không đáp ứng mức độ hoạt động thể chất khuyến nghị, nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Báo cáo này cũng dự đoán rằng, nếu tình trạng này tiếp tục duy trì, tỷ lệ người thiếu vận động đã tăng lên 35% vào năm 2030.
Lười vận động, ít vận động để lại nhiều hậu quả đến sức khỏe thể chất và cả tinh thần. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thiếu vận động thể lực là 1 trong 4 yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu. Vận động thể lực đầy đủ sẽ giúp:
- Giảm 30% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân.
- Giảm từ 20 - 40% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư đại trực tràng và ung thư vú ở phụ nữ.
- Giảm nguy cơ mắc trầm cảm, phòng ngừa bệnh loãng xương, cải thiện trí nhớ và giúp kiểm soát cân nặng.
Ngược lại, việc ít vận động thể lực sẽ dẫn tới:
- Gây béo phì: Lười vận động là nguyên nhân hàng đầu gây tăng cân, béo phì vì lượng calo dư thừa trong cơ thể không được đốt cháy dẫn tới tích tụ mỡ thừa. Người béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành, sỏi mật, tiểu đường, cao huyết áp, ung thư vú, bệnh tim mạch, ung thư gan, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng,....
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Người ít vận động sẽ đốt cháy quá ít calo, khiến các thụ thể insulin giảm độ nhạy, giảm tiêu thụ lượng đường trong cơ thể;
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim: Thói quen ít vận động khiến năng lượng tích tụ lại trong cơ thể tạo thành mỡ, tăng lượng cholesterol xấu (LDL) và giảm lượng cholesterol tốt (HDL). Đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch;
- Dễ gây stress và trầm cảm: Những người ít hoạt động thể chất thường dễ bị stress và trầm cảm (do không vận động nên cơ thể không giải phóng endorphin - hormone giảm cảm giác đau và tăng cảm giác hạnh phúc);
- Bệnh xương khớp: Khi ngồi quá lâu, trọng lượng của nửa trên cơ thể sẽ dồn về cột sống và cổ, lưng, đốt sống, thắt lưng chịu áp lực lớn nhất. Do đó, người bệnh thường có cảm giác đau mỏi cơ ở vai, gáy, thắt lưng, chuột rút, thậm chí là hoa mắt, đau đầu.
Ít vận động gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Nên vận động thế nào để tăng cường sức khỏe?
Để tăng cường sức khỏe, bạn nên chú ý:
- Dành ít nhất ba mươi phút cho các hoạt động vận động cơ thể nhằm thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng cường hiệu quả chuyển hóa năng lượng.
- Chọn môn thể thao phù hợp với thể trạng, sở thích và mục tiêu tập luyện của mình.
- Tập thể thao tiêu hao một lượng lớn năng lượng của cơ thể. Ngoài ra, cơ bắp cũng cần nhiều dưỡng chất để tái tạo và phục hồi. Vì vậy, việc rèn luyện thể thao phải tiến hành song song với việc đảm bảo đủ dinh dưỡng. Bữa ăn phải có đủ đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất để đáp ứng nhu cầu cơ thể.
- Nên uống đủ nước trong quá trình tập luyện để giảm mệt mỏi do thiếu nước, ngăn chặn tình trạng bị chuột rút.
- Không nên vận động quá nhiều, vì hành động này có thể dẫn đến mất sức, thậm chí suy nhược cơ thể. Bạn nên tập thể dục với cường độ vừa phải. Lời khuyên dành cho người mới là bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng. Sau đó, tăng dần mức độ và tần suất.
- Chọn thời điểm và thời gian tập thể dục hợp lý: Lựa chọn thời điểm tập sao cho hợp lý, tránh nắng nóng. Buổi sáng sớm hoặc chiều muộn thường tốt nhất.
- Lựa chọn trang phục thoải mái, thấm hút mồ hôi và giữ ấm cơ thể.
Bên cạnh việc chơi thể thao bạn cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Lối sống ít vận động để lại nhiều hậu quả trên cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Các chuyên gia sức khỏe đã khuyến khích mọi người nên tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe. Hy vọng những thông tin trên sẽ là động lực giúp bạn tích cực tập thể dục mỗi ngày. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Tiêm xóa mỡ nọng cằm: Nhiều người bị biến dạng da vùng mặt
- Mùa nắng nóng, cần lưu ý bệnh viêm màng não ở trẻ em