Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh gai đen: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Thứ năm, 15-06-2023 16:37 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Chúng ta thường không nghe được nhiều thông tin về bệnh gai đen như các bệnh tim mạch, huyết áp. Tuy nhiên, tình trạng này lại khá phổ biến, đặc biệt là ở những người béo phì hoặc mắc tiểu đường type 2.

    Vậy, nguyên nhân gây bệnh gai đen là gì? Bệnh được điều trị thế nào và cần làm gì để phòng ngừa? Chúng ta cùng tìm hiểu những điều này trong bài viết dưới đây nhé!

 

Bệnh gai đen: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh gai đen: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

 

Nguyên nhân gây bệnh gai đen là gì?

   Bệnh gai đen là một rối loạn da liễu khá phổ biến. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là một số vùng da trên cơ thể trở nên dày hơn và tăng sắc tố. Các vị trí này chuyển sang màu nâu đến đen, khi chạm vào có thể thấy mịn như nhung, hoặc hơi sần sùi nếu có các u nhú.

    Vùng da thường bị ảnh hưởng là tại những nếp gấp như: cổ, nách, bẹn, háng, dưới bầu ngực,... Nguyên nhân gây ra bệnh gai đen có thể kể đến như:

Kháng insulin

    Trong cơ thể, insulin có nhiệm vụ đưa glucose trong máu vào tế bào để sản sinh năng lượng. Kháng insulin là tình trạng các tế bào giảm nhạy cảm với insulin, khiến đường đi vào tế bào khó khăn hơn.

    Điều này sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều insulin và làm tăng insulin máu. Insulin có cấu trúc gần giống với yếu tố tăng trưởng IGF, nên có thể liên kết với các thụ thể IGF-1 trên các tế bào sừng và nguyên bào sợi.

    Khi gắn kết, các tế bào sừng và nguyên bào sợi sẽ bị kích thích và tăng sinh, từ đó gây ra bệnh gai đen. Kháng insulin được bắt gặp ở những người mắc bệnh béo phì, tiểu đường type 2, buồng trứng đa nang,... Chính vì vậy, bệnh gai đen cũng được coi là một triệu chứng của các bệnh lý này.

 

Kháng insulin là nguyên nhân chính gây ra bệnh gai đen

Kháng insulin là nguyên nhân chính gây ra bệnh gai đen

 

Rối loạn nội tiết tố

   Bệnh gai đen cũng có thể xảy ra ở những phụ nữ mắc hội chứng u nang buồng trứng. Đây là tình trạng những khối u bất thường hình thành ở bên trên hoặc trong buồng trứng. Chúng thường phát triển từ các mô của cơ quan này.

   Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, tuổi sinh đẻ, chu kỳ kinh nguyệt không đều thường dễ bị u nang buồng trứng hơn do ảnh hưởng từ estrogen và progesterone. Ngoài ra, những bệnh lý tại tuyến giáp, tuyến thượng thận cũng có thể gây ra chứng gai đen.

Các hội chứng di truyền

   Một số đột biến di truyền làm tăng trưởng nguyên bào sợi có thể gây ra bệnh gai đen. Trường hợp này không liên quan đến tình trạng tăng insulin máu hoặc béo phì.

   Một số đột biến khác liên quan đến thụ thể tyrosine kinase cũng có thể gây bệnh gai đen.

Bệnh ác tính

   Một số bằng chứng cho thấy, các tế bào ác tính có thể kích thích các yếu tố tăng trưởng β trên da. Các yếu tố tăng trưởng này gây tăng sinh tế bào sừng một cách bất thường gây bệnh gai đen. Một số bệnh lý có thể kể đến là: U lympho, ung thư dạ dày, ruột kết hoặc gan,...

Do tác dụng phụ của thuốc

  Nhiều loại thuốc cũng được cho là nguyên nhân gây ra bệnh gai đen, điển hình là glucocorticoids toàn thân. Ảnh hưởng này là do hoạt động của tuyến thượng thận bị rối loạn, tăng kháng insulin, tăng tích mỡ trong cơ thể, đặc biệt là ở vùng bụng, mặt và sau gáy.

   Ngoài glucocorticoids, sử dụng liều cao các thuốc nicotinic acid, stilbestrol,... cũng có thể gây ra bệnh gai đen.

 

Dùng corticoid liều cao có thể dẫn đến bệnh gai đen

Dùng corticoid liều cao có thể dẫn đến bệnh gai đen

 

Điều trị bệnh gai đen bằng cách nào?

    Phương pháp điều trị bệnh gai đen sẽ tập trung vào việc giảm triệu chứng dày da và thâm da, đồng thời khắc phục nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể là:

Điều trị triệu chứng

   Người bệnh được dùng các loại thuốc điều trị tại chỗ giúp bạt sừng và làm giảm sắc tố da. Các thuốc này có thể kể đến như: Calcipotriol, Salicylic acid, Urea và Retinoids,...

Điều trị nguyên nhân

   Tùy vào nguyên nhân gây bệnh gai đen, các bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp. Để điều trị tiểu đường, người bệnh sẽ cần dùng thuốc giảm đường huyết, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn.

   Nếu bị béo phì, người bệnh sẽ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện, sử dụng các loại thuốc giảm cân khi cần thiết.

   Nếu có liên quan đến bệnh lý ác tính, bệnh gai đen thường sẽ có cải thiện khi các bệnh này được điều trị tốt. Một số người bệnh đã có cải thiện bệnh ở da, giảm tái phát sau khi hóa trị liệu.

 

Những biện pháp phòng ngừa bệnh gai đen

    Biện pháp phòng ngừa bệnh gai đen sẽ tập trung vào việc hạn chế tối đa yếu tố nguy cơ như: béo phì, kháng insulin, rối loạn nội tiết tố,... Những cách này có thể kể đến như:

  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa, thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều lần,...
  • Hạn chế ăn thực phẩm giàu tinh bột đường, nước hoa quả đóng chai, đồ uống có gas,...
  • Bổ sung thêm nhiều rau xanh, hoa quả tươi vào thực đơn hàng ngày.
  • Sử dụng thực phẩm giàu chất béo không bão hòa như các loại hạt, dầu ô liu,...
  • Uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.
  • Tập thể dục, chơi thể thao khoảng 30 phút mỗi ngày và duy trì ít nhất 5 ngày/tuần.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn, và ngủ đủ giấc.
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc như: thuốc tránh thai, prednisone, corticosteroid, chất bổ sung chứa niacin,...
  • Điều trị tốt các tình trạng sức khỏe liên quan đến bệnh gai đen.

 

Ăn uống lành mạnh có thể giúp phòng ngừa bệnh gai đen

Ăn uống lành mạnh có thể giúp phòng ngừa bệnh gai đen

 

   Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích nhất cho quý độc giả về nguyên nhân gây bệnh gai đen, cũng như cách điều trị và phòng ngừa. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline 0243.766.2222 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222