Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Thực hư thông tin bột ngọt gây hại cho cơ thể, và cách sử dụng an toàn

Thứ sáu, 21-04-2023 15:35 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Kể từ khi xuất hiện, bột ngọt đã trở thành một trong những loại phụ gia được sử dụng nhiều nhất trong ngành thực phẩm. Nhờ sự tiện lợi, nó có thể dễ dàng tăng hương vị cho các món ăn mà không đòi hỏi phải nêm nếm cầu kỳ. Tuy nhiên, nhiều nguồn thông tin cho rằng bột ngọt cũng gây ra ảnh hưởng nhất định đến cơ thể. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về điều này trong bài viết dưới đây nhé!

 

Thực hư thông tin bột ngọt gây hại cho cơ thể

Thực hư thông tin bột ngọt gây hại cho cơ thể, và cách sử dụng an toàn

 

Bột ngọt là gì?

   Bột ngọt hay mì chính, là một phụ gia thực phẩm được dùng để điều chỉnh hương vị cho các món ăn. Nó chính là hợp chất muối mononatri glutamate, có nguồn gốc từ acid amin glutamate hoặc acid glutamic.

   Năm 1909, bột ngọt bắt đầu được sản xuất tại Nhật Bản bằng cách chiết xuất từ tảo biển. Theo ước tính, hiện nay, lượng bột ngọt tiêu thụ trung bình mỗi ngày của một người Mỹ và Anh là khoảng 0,55 – 0,58 gam, tại Nhật Bản và Hàn Quốc là 1,2 – 1,7 gam.

   Để đáp ứng với nhu cầu sử dụng lớn, bột ngọt đang được sản xuất bằng cách thủy phân đạm thực vật, tổng hợp hóa học từ acrylonitrile, hay phổ biến nhất là lên men nhờ vi khuẩn.

 

Bột ngọt gây hại cho cơ thể như thế nào?

   Hiện nay, nhờ sự tiện dụng, bột ngọt là một trong những chất phụ gia được sử dụng nhiều nhất trong ngành thực phẩm. Tuy nhiên, có nhiều nguồn thông tin khác nhau cho rằng, sử dụng bột ngọt thường xuyên có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe.

   Điều đầu tiên xảy ra khi chúng ta ăn quá nhiều bột ngọt trong một thời gian ngắn, chính là tình trạng say bột ngọt, hay còn được gọi là “hội chứng nhà hàng Trung Hoa”. Biểu hiện của tình trạng này là cảm giác khó chịu, đau đầu, buồn nôn kéo dài. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn là khó thở, tức ngực, đỏ mặt, đau đầu, tê hoặc rát trong miệng, nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, sưng mặt.

   Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khác nhau cũng đã được thực hiện để làm rõ ảnh hưởng thực sự từ bột ngọt, và kết quả cho thấy:

Bột ngọt ảnh hưởng đến thần kinh và hành vi

    Bột ngọt tác động lên các thụ thể glutamate trong não bộ bao gồm: Ba nhóm thụ thể chuyển hóa (mGluR) và bốn loại thụ thể hướng ion (NMDA, AMPA, thụ thể delta và kainite). Những thụ thể này tập trung nhiều ở vùng dưới đồi, hồi hải mã và hạch hạnh nhân, khu vực kiểm soát các hoạt động có ý thức và trao đổi chất.

   Việc sử dụng bột ngọt ngay cả ở liều thấp cũng có thể gây độc. Lượng bột ngọt tiêu thụ trung bình mỗi ngày từ 0,3 - 1,0 g đã có khả năng phá vỡ tế bào thần kinh và ảnh hưởng tới hành vi.

Bột ngọt gây kháng insulin, béo phì

   Ăn bột ngọt từ khi còn nhỏ có thể tạo điều kiện cho bệnh béo phìkháng insulin xuất hiện sau này. Bột ngọt tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn, dẫn đến rối loạn tín hiệu ở vùng dưới đồi qua trung gian leptin, kích thích sự thèm ăn và ăn nhiều hơn, gây mất cân bằng năng lượng, từ đó dẫn đến béo phì.

   Ngoài ra, bột ngọt cũng kích thích sự biểu hiện mARN của interleukin-6 (IL-6), và yếu tố hoại tử khối u-alpha (TNF-α), resistin và leptin trong mô mỡ nội tạng. Điều này có thể dẫn đến làm tăng nồng độ insulin, resistin và leptin trong tuần hoàn, cuối cùng là giảm khả năng dung nạp glucose - cơ chế chính gây ra bệnh tiểu đường.

 

Sử dụng nhiều bột ngọt có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Sử dụng nhiều bột ngọt có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe

 

Bột ngọt gây ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản

   Các nghiên cứu khác nhau đều cho thấy, bột ngọt có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định với hệ thống sinh sản. Trên chuột cái, người ta nhận thấy việc sử dụng bột ngọt làm suy yếu các chức năng của buồng trứng và tử cung.

    Chuột đực ăn bột ngọt cũng có số lượng tinh trùng ít hơn, nồng độ testosterone huyết thanh thấp hơn, trọng lượng và kích thước tinh hoàn giảm, mô học tinh hoàn và tinh trùng có sự bất thường.

 

Cách sử dụng bột ngọt an toàn

   Mặc dù bột ngọt có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nhưng điều đó chỉ xảy ra khi bạn ăn nhiều, ăn thường xuyên và dùng sai cách. Do đó, để sử dụng bột ngọt một cách an toàn bạn nên thực hiện các cách sau đây:

  • Thay thế một phần bột ngọt nêm nếm vào các món ăn bằng cách kết hợp với các gia vị tự nhiên như bột tôm, bột cua, bột nấm,...
  • Trong một số món canh, bạn có thể dùng nhiều xương hơn để tạo vị ngọt tự nhiên từ nước hầm xương, hoặc dùng tôm khô, mực khô, rau củ có vị ngọt (củ cải, cà rốt, su su,...).
  • Không dùng bột ngọt để tẩm ướp đồ ăn, hoặc nêm nếm khi đang nấu ăn, thời điểm tốt nhất để thêm bột ngọt là sau khi nấu ăn xong, đồ ăn đã nguội bớt (khoảng 70 - 90 độ C).

   Ngoài ra, nếu gặp phải các triệu chứng như đau đầu, phát ban, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau ngực nhẹ, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tim đập nhanh, khó thở, sưng họng,... thì bạn không nên ăn bột ngọt, vì đây là dấu hiệu của việc dị ứng với bột ngọt.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về ảnh hưởng của bột ngọt với sức khỏe, và cách sử dụng bột ngọt an toàn. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline 0243.766.2222 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222