Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Cẩn trọng nguy cơ mắc cúm A H5N1 dịp cuối năm

Thứ hai, 15-01-2024 16:51 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Ngành y tế TPHCM cảnh báo, thời gian cuối năm là lúc nhu cầu mua bán gia cầm tăng cao, có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh cúm A(H5N1) ở người.

 

Cẩn trọng nguy cơ mắc cúm A H5N1 dịp cuối năm.

Cẩn trọng nguy cơ mắc cúm A H5N1 dịp cuối năm.

 

TPHCM cảnh báo gia tăng nguy cơ mắc bệnh cúm A(H5N1) ở người

   Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) cảnh báo cận Tết Nguyên đán, nhu cầu mua bán gia cầm tăng cao, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm gia cầm H5N1 ở người - căn bệnh tỷ lệ tử vong 60%.

   Trước đó, cuối tháng 11/2023, Campuchia ghi nhận thêm 2 ca mắc bệnh cúm A/H5N1, nâng tổng số ca bệnh từ đầu năm ngoái đến nay lên 6, trong đó 4 người tử vong. Do đó, giới chức TP HCM đánh giá nguy cơ bệnh có thể xâm nhập thông qua các hoạt động vận chuyển, kinh doanh gia cầm, đặc biệt trong thời điểm cận Tết Nguyên đán, nhu cầu mua bán gia cầm tăng cao.

 

H5N1 là gì?

   H5N1 là một phân nhóm virus cúm A (Influenza A virus), thường xuất hiện ở gia cầm hoặc chim hoang dã. Bệnh lây qua đường hô hấp, tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm cúm A/H5N1, ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kỹ.

   Virus A H5N1 là chủng cúm rất nguy hiểm do có độc lực cao, có thể gây diễn tiến khó lường theo chiều hướng phức tạp, có tỷ lệ biến chứng và tử vong cao (từ 50-60% trường hợp mắc).

   Người nhiễm virus cúm A H5N1 thường có những triệu chứng cần lưu ý sau:

  • Sốt cao liên tục trên 38oC.
  • Cảm thấy rét run, mệt mỏi, choáng váng đầu óc.
  • Đau ngực, tim đập nhanh.
  • Đau họng, ho, thường ho khan, ho có đờm.
  • Các triệu chứng do cúm A/H5N1 trở nên trầm trọng chỉ sau nửa ngày. Người bệnh có biểu hiện suy hô hấp cấp như khó thở, thở nhanh, da tím tái. Ngoài ra, người bệnh còn bị  đau lan tỏa, mệt mỏi đặc biệt là đau đầu, đau nhức cơ, đau toàn thân, ý thức mê man.

    Bệnh cúm A/H5N1 có thể gây biến chứng viêm phổi và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế khám chữa bệnh khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ.

 

Cách phòng ngừa cúm A H5N1

   Đến nay, vẫn chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu cúm A/H5N1. Để chủ động phòng chống dịch cúm A (H5N1) lây từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp sau:

  • Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
  • Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
  • Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
  • Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

 

Các biện pháp phòng chống cúm A/H5N1.

Các biện pháp phòng chống cúm A/H5N1.

 

    Trên đây là một số thông tin về cúm A H5N1. Virus A/H5N1 có độc lực cao, các triệu chứng không quá rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn sang bệnh cúm do các chủng virus cúm khác. Do vậy, bạn cần chủ động phát hiện bệnh sớm, điều trị và tuân thủ các biện pháp là yếu tố sớm đẩy lùi dịch cúm gia cầm. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222