Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Chảy máu cam do nguyên nhân gì?

Thứ hai, 23-10-2023 15:28 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Chảy máu cam là hiện tượng khá thường gặp, khi máu rỉ từ các mạch máu bên trong mũi bị tổn thương ra ngoài. Tùy theo từng trường hợp mà chảy máu cam có thể nguy hiểm hay không. Vậy chảy máu cam do nguyên nhân gì gây ra? Làm sao khi bị chảy máu cam? Mời bạn theo dõi bài viết sau để có câu trả lời nhé!

 

Chảy máu cam do nguyên nhân gì?

Chảy máu cam do nguyên nhân gì?

 

Chảy máu cam do nguyên nhân gì?

   Chảy máu cam là tình trạng máu chảy ra từ một hay cả 2 bên hốc mũi.

   Tùy theo vị trí, chảy máu cam (chảy máu mũi) được phân thành 2 loại:

  • Chảy máu mũi trước: Máu chảy từ niêm mạc mũi ra mũi trước do màng nhầy quá khô, hoặc có một tác động lực trực tiếp vào mũi. Chảy máu mũi dạng này thường không nguy hiểm.
  • Chảy máu mũi sau: Máu xuất phát ở phía sau khoang mũi rồi chảy xuống miệng và họng, gây ho khạc hoặc nôn ra máu. Chảy máu mũi dạng này thường nguy hiểm hơn.

   Các nguyên nhân gây chảy máu cam thường gặp là:

Do thời tiết

   Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra chảy máu cam. Nhiệt độ tăng cao khi thời tiết nắng nóng khiến các mao mạch ở mũi bị giãn nở quá mức, vỡ ra và máu chảy ra ngoài.

Do các vấn đề tại mũi

  • Chấn thương mũi: Có thể do thói quen móc ngoáy mũi, bị dị vật mũi hoặc chấn thương mũi xoang làm gãy thành xương, tổn thương mạch máu và gây chảy máu ồ ạt.
  • Viêm mũi xoang: Phản ứng viêm làm tăng sinh mạch máu, viêm thành mạch máu và các phản ứng xì mũi mạnh làm tăng nguy cơ chảy máu mũi.
  • Khối u mũi xoang: Nguyên nhân này thường ít gặp hơn. Bệnh nhân thường có các triệu chứng khác như nghẹt mũi một bên, dịch tiết mũi nhuốm máu,...
  • Bất thường cấu trúc mũi: Tình trạng gai, vẹo hoặc thủng vách ngăn ảnh hưởng luồng khí vào mũi khiến mũi khô, làm tăng nguy cơ chảy máu cam.
  • Do biến chứng y khoa: Tổn thương mạch máu trong lúc phẫu thuật hoặc đặt ống sonde mũi dạ dày làm tổn thương niêm mạc mũi gây chảy máu.
  • Thuốc xịt mũi: Việc lạm dụng thuốc xịt mũi làm khô mũi, gây chảy máu mũi.

Do các bệnh lý toàn thân

  • Bệnh rối loạn đông cầm máu: Những bệnh như sốt xuất huyết, bệnh Hemophilia, xuất huyết giảm tiểu cầu,… có thể gây chảy máu tự phát, thường chảy máu lan tỏa ở cả hai bên cánh mũi.
  • Tăng huyết áp: Bệnh nhân tăng huyết áp có áp lực thành mạch cao hơn bình thường, khiến cho mạch máu bị tổn thương, thậm chí là vỡ thành mạch máu nhỏ ở mũi gây chảy máu cam. Thêm nữa, một bệnh nhân tăng huyết áp sử dụng thuốc chống đông máu kèm theo như heparin, warfarin, aspirin, clopidogrel,… làm trầm trọng thêm tình trạng chảy máu.

Do uống rượu, bia

   Chất cồn trong rượu bia có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu ở vùng mũi xoang, khiến chúng giãn nở quá mức, sau đó vỡ ra dẫn đến chảy máu mũi.

Do thiếu chất

   Thiếu vitamin C, K là một trong những nguyên nhân gây chảy máu cam. Vitamin C giúp tăng sức bền cho thành mạch máu, trong khi vitamin K tham gia vào quá trình đông máu. Cả hai góp phần bảo vệ mạch máu khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng vỡ thành mạch gây xuất huyết. Nếu thiếu 2 vitamin này, cơ thể rất dễ gặp phải các tình trạng gây chảy máu, xuất huyết.

 

Cách xử lý khi bị chảy máu cam

   Khi bị chảy máu cam, bạn nên áp dụng phương pháp sau:

  • Ngồi và nghiêng người về phía trước, bịt hai lỗ mũi lại trong ít nhất 10 phút, thở bằng miệng, dùng áp lực tay trực tiếp để cầm máu.
  • Sau 10 phút, nếu máu vẫn chảy thì bạn nên thăm khám bác sĩ.
  • Sau khi máu đã ngừng chảy, để ngăn chảy máu mũi trở lại, bạn nên sử dụng nước muối và thuốc mỡ bôi ngoài da để giữ ẩm bên trong mũi, tránh ngoáy hoặc gãi mũi.
  • Người bị chảy máu nhiều hơn một lần trong một tuần, tái phát nhiều lần cần đi khám bệnh vì có thể do các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng khác.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được các nguyên nhân gây ra triệu chứng chảy máu cam và cách xử lý. Nếu tình trạng chảy máu cam xuất hiện nhiều lần mà không rõ nguyên nhân, bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa để khám cụ thể.Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222