Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tan máu sau uống nước lá lộc mại chữa táo bón

Thứ sáu, 01-03-2024 17:04 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Nghe lời truyền miệng, không ít người uống nước hoặc nấu canh lá lộc mại với mong muốn chữa táo bón. Điều này khiến cho nhiều bệnh nhân đã phải nhập viện do tan máu cấp, thiếu máu nghiêm trọng, thậm chí là tử vong do nhập viện quá muộn.

 

Bệnh nhân bị ngộ độc do sử dụng lá lộc mại để chữa táo bón

Bệnh nhân bị ngộ độc do sử dụng lá lộc mại để chữa táo bón

 

Tan máu sau uống nước lá lộc mại chữa táo bón

    Bị táo bón, một cụ ông 88 tuổi ở huyện Hải Hà (Quảng Ninh) đã tự chữa bệnh bằng cách lấy lá lộc mại trồng gần nhà nấu lấy nước uống. Sau đó, bệnh nhân thấy mệt mỏi, nôn, đi ngoài, nước tiểu màu đỏ. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bị vàng da, suy hô hấp, tan máu cấp, thiếu máu nghiêm trọng, tổn thương gan, phổi. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị tan máu do ngộ độc lá lộc mại và chỉ định truyền máu, kháng sinh, thải độc, hồi sức tích cực. Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định, các chỉ số hô hấp, men gan, tan máu cải thiện.

   Trên thực tế, đây không phải là trường hợp đầu tiên bị ngộ độc do sử dụng lá lộc mại. Trước đó, vào tháng 8/2022, một bé gái 32 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, khó thở, vàng da toàn thân sau một ngày uống lá lộc mại chữa tiêu chảy.

   Người nhà cho biết bé đi ngoài liên tục, gia đình hái lá lộc mại nấu lấy nước cho bé uống hằng ngày. Sau đó, bé mệt mỏi nhiều, chán ăn, da xanh nhợt, người nhà đưa đến Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cấp cứu. Theo bác sĩ điều trị, bé bị ngộ độc lá cây lộc mại gây tan máu cấp, thiếu máu nặng. Các bác sĩ cho bé thở máy, truyền máu, bù dịch điện giải, sử dụng kháng sinh chống bội nhiễm, truyền hai đơn vị khối hồng cầu để phục hồi. Sau 5 ngày điều trị tích cực, sức khỏe bệnh nhi ổn định, được xuất viện.

 

Lá lộc mại là gì?

   Lá lộc mại hay một số nơi gọi là "lá mọi" là lá của cây lộc mại, một loại cây cao khoảng 2-3 mét mọc hoang dại. Ở Việt Nam, cây có nhiều tên gọi khác nhau như: Lộc mại, lục mại, mọ trắng, rau mại, rau mọi. Cây này được trồng nhiều tại các tỉnh miền núi. Người dân vẫn truyền tai nhau rằng uống nước lộc mại có thể chữa táo bón.

   Thời gian đầu, người dân sử dụng một ít lá để nấu canh hoặc nước uống thì thấy táo bón được cải thiện nên đã tiếp tục dùng để uống. Tuy nhiên, một thời gian sau thì bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, sốt, vàng da, chóng mặt, chán ăn, đi tiểu màu đỏ… Đi khám tại bệnh viện các bệnh nhân đều rơi vào tình trạng nguy kịch do tan máu cấp dẫn tới thiếu máu nghiêm trọng.

 

Lá lộc mại được nhiều người truyền tai có khả năng chữa táo bón

Lá lộc mại được nhiều người truyền tai có khả năng chữa táo bón

 

   Bệnh nhân bị ngộ độc lá lộc mại thường có các biểu hiện sau:

  • Nhịp tim nhanh.
  • Người mệt yếu, da xanh.
  • Ăn không tiêu, đầy bụng, đau bụng.
  • Đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón.
  • Đái rắt, đái buốt.
  • Nước tiểu màu đỏ do một loại sắc tố trong lá cây lộc mại gây ra.

   Điều đáng nói là việc sử dụng lá lộc mại và một số lá cây rừng đã được cảnh báo nhiều trên các phương tiện thông tin truyền thông nhưng nhiều người dân do thiếu hiểu biết vẫn sử dụng để chữa bệnh và dùng làm món ăn hàng ngày.

   Trên đây là một số thông tin cần biết về việc sử dụng lá lộc mại chữa táo bón. Lộc mại là cây có độc tính cao. Chính vì vậy, người dân cần nâng cao hiểu biết của mình, không nghe theo lời mách bảo, tự ý sử dụng những loại lá cây để chữa bệnh dễ dẫn đến hậu quả khôn lường cho bản thân và gia đình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Tags: táo bón
Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222