Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Biến chứng thận của bệnh tiểu đường, Đừng chủ quan mà hối hận !

Thứ sáu, 11-10-2019 15:22 PM

 

biến chứng trên thận của bệnh nhân tiểu đường

 

Suy thận mạn tính là một biến chứng thận của bệnh tiểu đường vô cùng nguy hiểm mà nguy cơ xảy ra lại rất cao. Nếu như không phòng ngừa hoặc không phát hiện sớm để điều trị kịp thời thì tính mạng của người bệnh sẽ ở mức báo động. 

Những con số kinh hoàng về biến chứng thận của bệnh tiểu đường

Ở Mỹ, bệnh lý thận do đái tháo đường chiếm gần 40% các ca suy thận giai đoạn cuối mới được chẩn đoán. Tại Việt Nam theo thống  kê của trung tâm lọc thận Bệnh viện Bạch Mai hơn 60% bệnh nhân bị bệnh thận giai đoạn cuối phải chạy thận do nguyên nhân tiểu đường.  

Khoảng 20-30% bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 có biểu hiện biến chứng trên thận.

Ở Mỹ, khoảng 4000 trường hợp suy thận giai đoạn cuối do đái tháo đường xuất hiện mới mỗi năm:

+Năm 1991, trong tổng số 41317 bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạ thì có đến 13597 bệnh nhân bị tiểu đường, chiếm 32,9%.

+Năm 1989, số bệnh nhân có biến chứng suy thận giai đoạn cuối chiếm 20,7% tổng số bệnh nhân phải chạy thận hoặc ghép thận. Và tỷ lệ này đã tăng lên 24,2% vào năm 1996.

Theo trung tâm kiểm soát bệnh tật của Mỹ năm 1997 cho thấy nguyên nhân tử vong do suy thận đái tháo đường chiếm hàng thứ 7 trong số các nguyên nhân tử vong thường gặp ở Mỹ.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường biến chứng suy thận

Thận là cơ quan trong cơ thể có nhiệm vụ lọc máu  để loại bỏ các chất cặn bã, chất độc hại qua đường nước tiểu. Thận được chia ra làm các tiểu đơn vị chức năng được gọi là nephron. Quá trình lọc máu diễn ra tại cầu thận nhờ màng lọc cầu thận, sự chênh lệch áp suất giữa bên trong cầu thận và tạo lực đẩy các chất qua màng. 

Bệnh tiểu đường với bản chất là nồng độ đường huyết trong máu luôn ở mức cao ngoài khoảng an toàn sẽ tác động xấu đến cả cấu tạo và chức năng của thận ! Vấn đề này có thể được hiểu đơn giản rằng: máu với nồng độ đường cao sẽ có độ nhớt lớn cùng áp suất cao (huyết áp cao). Vì vậy mà khi máu đi qua thận sẽ làm tăng áp lực lên màng lọc của cầu thận. Nếu quá trình này diễn ra liên tục và kéo dài sẽ khiến cho cầu thận bị tổn thương và suy giảm chức năng. 

Hơn nữa đường huyết cao còn dễ khiến cho các mạch máu tại thận bị tổn thương mà ảnh hưởng đến chức năng thận. Theo thời gian thì chức năng của thận sẽ ngày một suy giảm và đến một mức nào đó sẽ gây ra bệnh suy thận mạn tính.

Các giai đoạn của biến chứng trên thận

Sự tiến triển của biến chứng thận do đái tháo đường được chia thành 5 giai đoạn chính là:

+Giai đoạn 1: thận to ra và tăng mức lọc cầu thận

+Giai đoạn 2: hiện tượng giãn màng nâng mao mạch cầu thận và sự dày lên của màng cơ bản cầu thận, lòng mạch cầu thận bị hẹp lại.

+Giai đoạn 3: xuất hiện micro albumin niệu, sự xơ hóa nhiều của tổ chức gian mạch cầu thận, chỉ có một số ít mạch máu là chưa bị tổn thương.

+Giai đoạn 4: có các biểu hiện lâm sàng bệnh lý cầu thận do tiểu đường (tăng huyết áp, phù nhẹ mắt cá chân,đầu gối…), xuất hiện protein niệu, mức lọc cầu thận bắt đầu giảm.

+Giai đoạn 5: suy thận giai đoạn cuối với các biểu hiện: thiếu máu, phù toàn thân, ure creatinin tăng cao trong máu, đái ít, mức lọc cầu thận giảm nặng…

Nếu phát hiện giai đoạn càng sớm thì khả năng điều trị đạt được tiên lượng tốt cho bệnh nhân tiểu đường sẽ càng cao. Ngược lại nếu phát hiện muộn thì điều trị sẽ rất khó khăn và tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

Cách phát hiện biến chứng thận của bệnh tiểu đường

 

phát hiện sớm biến chứng thận của bệnh tiểu đường

 

Để phát hiện sớm những bất thường liên quan đến thận thì người bệnh tiểu đường cần phải làm một số xét nghiệm cận lâm sàng để đánh giá được chức năng thận cũng như mức độ tổn thương thận: 

+Đầu tiên là xét nghiệm albumin trong nước tiểu. Bình thường nước tiểu không chứa albumin, do đó sự hiện diện của protein trong nước tiểu là một dấu hiệu của tổn thương thận.

+Tiếp theo là xét nghiệm urê máu để kiểm tra xem nồng độ của nitơ urea trong máu là bao nhiêu. Nitơ urea hình thành khi protein bị phá vỡ. Nồng độ nitơ urê trong máu cao hơn so với mức bình thường có thể là một dấu hiệu của suy thận.

+Và cuối cùng là một xét nghiệm đặc trưng để đánh giá chức năng thận - xét nghiệm Creatinine trong máu. Bình thường creatinine trong cơ thể được thận lọc bỏ và đưa ra ngoài thông qua đường nước tiểu. Nếu thận bị tổn thương, nó không thể loại bỏ creatinine đúng cách từ trong máu. Nồng độ creatinine cao trong máu đồng nghĩa với chức năng của thận đang có vấn đề.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Để phòng ngừa được biến chứng tiểu đường trên thận thì người bệnh đái tháo đường cần phải chú ý 2 vấn đề quan trọng là kiểm soát đường huyết ở mức an toàn ổn định và giảm tải những áp lực không cần thiết lên thận.

Về việc kiểm soát đường huyết tốt thì cần phải chú ý những điểm sau đây:

+Tuân thủ đúng những nguyên tắc trong phác đồ điều trị tiểu đường.

+Dùng thuốc đúng liều, đúng thời gian chỉ định.

+Chế độ ăn uống hạn chế đường, tinh bột , tăng cường rau xanh, hoa quả, trái cây mọng nước, giàu chất xơ.

+Tăng cường vận động thể chất, tập luyện thể dục thể thao hợp lý.

Đồng thời hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến chức năng của thận:

+Ăn nhạt, hạn chế dùng quá nhiều muối, đồ ăn mặn trong các bữa ăn hằng ngày.

+Không ăn quá nhiều chất đạm cùng lúc.

+Không sử dụng rượu bia, đồ uống có ga, có cồn hay chất kích thích.

+Uống đầy đủ nước mỗi ngày để thận được bài tiết tốt.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BoniDiabet+ dành cho người bệnh tiểu đường , tiền tiểu đường

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BoniDiabet+ dành cho người bệnh tiểu đường , tiền tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý nguy hiểm bởi những biến chứng vô cùng nguy hiểm do nó gây ra: biến chứng trên tim mạch, mờ mắt, đục thủy tinh thể, mù lòa, tê bì chân tay, suy thận, nhiễm trùng,…

Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế, bệnh tiểu đường đang có xu hướng tăng cao. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường là béo phì thừa cân, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, phụ nữ sinh con trên 4 kg, buồng trứng đa nang... Để phòng bệnh, cần có lối sống lành mạnh, vận động thể lực, ăn nhiều rau xanh và chất xơ, giảm tinh bột, hạn chế thức ăn chiên xào, không ngồi quá nhiều, giảm stress...

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BoniDiabet+ với các thành phần Magnesium, Zinc, Selenium, Chromium, Acid alpha lipoic,chiết xuất thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, bột lô hội , Vitamin C, folic acid hỗ trợ giúp giảm lượng đường trong máu, giúp giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường, hỗ trợ giảm cholesterol máu. 

Uống 1-2 viên × 2 lần/ ngày, ngày uống 2 lần, tpbvsk BoniDiabet+ dành cho người lớn bị bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường. 

Tpbvsk BoniDiabet+ được sản xuất bởi công ty J&E International corp – Mỹ do công ty Botania phân phối tại Việt Nam.

 

 

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Không sử dụng với những người mẫn cảm với các thành phần của sản phẩm

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222