Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Nước ép cho bệnh nhân viêm loét đại tràng

Thứ sáu, 28-04-2023 16:01 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Khi một người bị viêm loét đại tràng, ngoài các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, bệnh nhân còn phải vật lộn với sự chán ăn, sụt cân và mệt mỏi. Để duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, nước ép từ các loại thực vật – là một thực phẩm tuyệt vời giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho những người bị viêm loét đại tràng đồng thời giảm bớt các triệu chứng bệnh. Dưới đây là một số loại nước ép tốt cho sức khỏe của bệnh nhân viêm loét đại tràng.

 

Trái cây, rau củ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tuyệt vời cho bệnh nhân viêm loét đại tràng.

Trái cây, rau củ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tuyệt vời cho bệnh nhân viêm loét đại tràng.

 

Một số loại nước ép trái cây cho bệnh nhân viêm loét đại tràng

  • Nước ép cần tây:

   Cần tây chứa vitamin C và hợp chất apigenin là một flavonoid có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, chống oxy hóa. Cần tây có hiệu quả trong điều trị viêm loét đại tràng bằng cách giảm các hợp chất gây viêm. Nước ép cần tây khá khó uống, bạn nên ép cùng các loại củ, quả khác để dễ uống hơn như táo, dưa chuột, củ dền đỏ,...

  • Nước ép quả lựu

   Một số nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Nutrients ( Tạp chí liên kết với Hiệp hội Dinh dưỡng Úc) cho thấy trong quả lựu có chứa hợp chất ellagitannin có khả năng giảm viêm trong các bệnh viêm nhiễm, trong đó có viêm loét đại tràng.

  • Nước ép cỏ lúa mì

   Theo một đánh giá về các phương pháp điều trị hỗ trợ bổ sung và thay thế cho bệnh viêm ruột (IBD), uống nước ép cỏ lúa mì trong vòng 4 tuần đã giúp giảm chảy máu trực tràng và đau bụng ở những bệnh nhân viêm loét đại tràng.

  • Nước ép nam việt quất:

   Đã có những nghiên cứu chứng minh rằng nam việt quất có tác dụng rất tốt trong việc giảm viêm loét đại tràng . Nam việt quất cũng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột bằng cách tăng số lượng vi khuẩn có lợi, trong đó có Lactobacillus và Bifidobacterium.

  • Nước ép bắp cải:

   Bắp cải chứa nhiều loại vitamin hữu ích cho cơ thể, ví dụ vitamin C, A và vitamin K. Nghiên cứu cho thấy vitamin K có tác dụng làm giảm viêm, hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột và cải thiện chức năng đường ruột, nhờ tác dụng này, vitamin K giảm viêm loét đại tràng và các vấn đề khác về đường ruột. Ngoài ra, sự thiếu hụt vitamin K cũng làm tăng viêm trong cơ thể, vì vậy, những bệnh nhân viêm loét đại tràng rất cần phải bổ sung đủ vitamin K.

   Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng không có loại thực phẩm nào phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt ở những người bị các vấn đề về tiêu hóa như viêm loét đại tràng, vì vậy khi dùng bất kỳ loại thực phẩm nào, bạn cần theo dõi phản ứng của cơ thể để biết được mình có hợp với loại thực phẩm đấy không, từ đó xây dựng nên một chế độ ăn tốt nhất với bản thân mình.

 

Cách làm nước ép tại nhà

 

 Bạn nên tự làm nước ép tại nhà thay vì mua nước ép bán sẵn.

Bạn nên tự làm nước ép tại nhà thay vì mua nước ép bán sẵn.

 

   Tuy rằng bệnh nhân viêm loét đại tràng có thể bổ sung nước ép bằng cách tự làm hoặc mua nước ép bán sẵn, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên bạn nên tự làm nước ép tại nhà vì những lý do sau:

  • Nước ép bán sẵn thuận tiện hơn nhưng nhiều loại chứa đường bổ sung, làm giảm tác dụng chống viêm của nước ép và làm mất cân bằng hệ vi sinh.
  • Nước ép có hạn sử dụng lâu ngày thường đã được bổ sung thêm các chất bảo quản, những chất này sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của nước trái cây, đồng thời không tốt cho cơ thể khi sử dụng nhiều và lâu dài.

Những điều cần chú ý khi làm nước ép tại nhà:

Để làm nước ép đảm bảo, an toàn, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Trước tiên, bạn nên chọn mua rau củ quả sạch, hữu cơ, không phải thực phẩm biến đổi gen.
  • Làm sạch rau củ quả bằng cách rửa sạch dưới vòi nước chảy liên tục, ngâm giấm loãng tầm 5 -10 phút để diệt trừ những ký sinh trùng có hại trên rau củ quả. Ngoài ra, bạn cũng cần rửa sạch tay và các thiết bị sử dụng như dao, thớt, máy ép để tránh những vi sinh vật có hại xâm nhập trong quá trình chế biến.
  • Kết hợp nhiều loại rau củ quả để cải thiện hương vị, bổ sung được nhiều chất dinh dưỡng khi uống.
  • Nước ép làm xong nên uống ngay, không nên để lâu.

 

Một số công thức làm nước ép cho bệnh nhân viêm loét đại tràng

Nước ép bắp cải – cà rốt – táo

Thành phần:

  • 200 gram bắp cải, cắt bỏ phần cuống cứng.
  • 1 củ cà rốt lớn, gọt sạch vỏ
  • 1 quả táo nhỏ
  • ¼ muỗng cà phê quế.

Hướng dẫn:

  • Sơ chế rau củ quả: gọt vỏ và rửa sạch bắp cải, cà rốt và táo. Cắt nhỏ các nguyên liệu trên cho vừa với đầu vào của máy ép.
  • Sử dụng máy ép trái cây, cho từng loại rau củ quả trên vào máy ép cho đến khi máy ép sạch các loại trái cây.
  • Bạn có thể uống trực tiếp hoặc pha loãng.

Nước ép táo, cà rốt, cần tây và cải xoăn

 

 Nước ép cần tây, cà rốt, cải xoăn và táo.

Nước ép cần tây, cà rốt, cải xoăn và táo.

Thành phần:

  • 200 gram cần tây
  • 1 quả táo
  • 1 củ cà rốt
  • 4 lá cải xoăn

Hướng dẫn:

  • Rửa sạch và cắt táo, cà rốt và cần tây thành những miếng nhỏ vừa với đầu vào của máy ép trái cây.
  • Cho các nguyên liệu vào máy ép trái cây với thứ tự bắt đầu với cải xoăn, sau đó là cần tây, cà rốt và cuối cùng là táo.
  • Khuấy đều và uống trực tiếp.

Nước ép cần tây, cà rốt, gừng

Thành phần:

  • 200 gram cần tây
  • 300 gram cà rốt
  • 50 gram gừng.

Hướng dẫn:

  • Sơ chế nguyên liệu: rửa sạch, cắt nhỏ cần tây, cà rốt và gừng. Cắt nhỏ để vừa với đầu máy ép
  • Cho lần lượt cần tây, cà rốt và gừng vào máy để ép lấy nước.
  • Uống trực tiếp.

 

Thành phẩm nước ép cần tây, cà rốt, gừng.

Thành phẩm nước ép cần tây, cà rốt, gừng.

 

   Mong rằng bài viết này giúp bạn biết thêm về các loại nước ép cho bệnh nhân viêm loét đại tràng. Nước ép rất tốt cho sức khỏe, mỗi ngày, bạn nên uống 141 gram nước ép. Nếu bạn còn thắc mắc gì về bệnh viêm loét đại tràng, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.766.2222 để được các dược sĩ của chúng tôi tư vấn miễn phí. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222