Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Đi khám sức khỏe tổng quát cần lưu ý những gì?

Thứ hai, 10-07-2023 16:41 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi người. Khám sức khỏe tổng quát định kỳ là một thói quen tốt giúp bạn đánh giá được tình hình sức khỏe của bản thân. Vậy cụ thể khám sức khỏe tổng quát gồm những gì? Nên đi khám bao lâu một lần? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn tất cả những thắc mắc này, mời bạn đón đọc.

 

Khám sức khỏe tổng quát cần lưu ý những gì?

Khám sức khỏe tổng quát cần lưu ý những gì?

 

Tại sao nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ?

   Nhiều người không muốn đi kiểm tra sức khỏe tổng quát vì “sợ khám ra bệnh”, dẫn đến khi bệnh tiến triển nặng thì mới phát hiện ra. Điều này khiến việc cứu chữa gặp khó khăn, mất nhiều thời gian và tiền bạc. Khám sức khỏe định kỳ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe của bản thân, đồng thời phát hiện và ngăn ngừa tác động của bệnh tật nếu có.

   Một số lợi ích của khám sức khỏe tổng quát có thể kể đến là:

  • Cải thiện sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh: Việc khám sức khỏe giúp bạn nắm được tất cả các vấn đề trong cơ thể. Ví dụ, khi chỉ số đường huyết của bạn có dấu hiệu tăng, bác sĩ sẽ thông báo cho bạn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và hướng dẫn bạn điều chỉnh lối sống để phòng ngừa.
  • Tăng cơ hội điều trị và chữa khỏi bệnh lý: Đây là biện pháp giúp bạn phát hiện sớm các bệnh lý và điều trị kịp thời trước khi nó phát triển nặng hơn. Đặc biệt với những bệnh như suy thận, viêm phế quản,..
  • Giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng: Bệnh lý được kiểm soát tốt sẽ giảm nguy cơ bị biến chứng. Ví dụ một số biến chứng của bệnh tiểu đường là giảm thị lực, nhồi máu cơ tim,...Vì vậy, bạn nên đi khám sức khỏe để kiểm soát bệnh, giảm nguy cơ bị biến chứng.
  • Giảm chi phí trọn đời cho sức khỏe: Chi phí bạn bỏ ra để khám sức khỏe không đáng là bao so với chi phí điều trị khi bệnh trở nên nặng hơn. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp bạn giảm nguy cơ phải thực hiện các dịch vụ tốn kém như phẫu thuật, chạy thận,...

  Từ những lợi ích trên, ta có thể thấy khám sức khỏe tổng quát định kỳ là một thói quen nên được duy trì. Các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm một lần.

 

Khám sức khỏe tổng quát bao gồm những gì?

  Bác sĩ sẽ chỉ định các mục khám sức khỏe tổng quát theo tuổi, giới tính của từng người, gồm:

Khám lâm sàng

   Gồm các mục sau:

  • Kiểm tra thể lực: Đo chiều cao, cân nặng, vòng bụng, chỉ số BMI, mạch, huyết áp.
  • Khám nội tổng quát: Nhằm phát hiện bệnh lý nội khoa như hô hấp, tim mạch, thần kinh, tiêu hóa,...
  • Khám mắt: Gồm nhiều bài kiểm tra thị lực và đo thị lực để phòng ngừa và điều trị các bệnh về mắt.
  • Khám Tai - mũi - họng: Phát hiện các bệnh lý về xoang, dây thanh quản,...
  • Khám răng miệng: Kiểm tra tình trạng sâu răng, cao răng, lợi.
  • Khám da liễu: Phát hiện các rối loạn về da như viêm da, nhiễm trùng da,..
  • Khám phụ khoa: Phát hiện các bệnh lý phụ khoa như viêm nhiễm sinh dục, u nang buồng trứng,..

Xét nghiệm

   Bệnh nhân sẽ được xét nghiệm để đánh giá các chỉ số trong cơ thể, gồm:

  • Xét nghiệm máu: Gồm xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm sinh hóa với các thông số xét nghiệm máu như đường máu (glucose), men gan (AST, ALT,GGT), mỡ máu (Cholesterol, Triglycerid, LDL, HDL), chức năng thận (ure, creatinin),...
  • Xét nghiệm nước tiểu với các chỉ số như LEU (bạch cầu), Nitrite (NIT), độ pH, BLD (hồng cầu), GLU (Glucose), PRO (đạm)...

Chẩn đoán hình ảnh

   Gồm:

  • Chụp X - quang tim phổi: Phát hiện sớm các tổn thương ở phổi, tim, lồng ngực.
  • Siêu âm ổ bụng tổng quát.
  • Siêu âm tuyến tiền liệt (nam giới).
  • Siêu âm vú, tử cung, buồng trứng (nữ giới).

Thăm dò chức năng

   Tùy vào yếu tố nguy cơ của từng người, bạn có thể lựa chọn đo điện tâm đồ, điện não đồ, đo loãng xương,..

 

Chụp X - quang tim phổi là chẩn đoán hình ảnh bắt buộc khi khám tổng quát

Chụp X - quang tim phổi là chẩn đoán hình ảnh bắt buộc khi khám tổng quát

 

Các xét nghiệm nên làm theo từng độ tuổi và giới tính

 

Tuổi

Nam giới

Nữ giới

20

Khám tinh hoàn

Khám da liễu

Xét nghiệm cholesterol

Khám da liễu,

Kiểm tra huyết áp

Khám vùng chậu và làm xét nghiệm tìm tế bào ung thư cổ tử cung (PAP smear)

Xét nghiệm cholesterol

 

30

Xét nghiệm đường huyết ít nhất 5 năm/lần (nếu thừa cân nên kiểm tra hàng năm)

Khám tinh hoàn

Xét nghiệm cholesterol ít nhất 5 năm/lần

Sàng lọc ung thư đại trực tràng

Ung thư tiền liệt tuyến

Khám vùng chậu và làm xét nghiệm Pap

Khám vú, chụp nhũ ảnh (nếu phụ nữ có người thân mắc ung thư vú)

Xét nghiệm đường huyết ít nhất 5 năm/lần (nếu thừa cân nên kiểm tra mỗi năm)

40

Xét nghiệm đường huyết ít nhất 3 năm/lần

Sàng lọc bệnh tim ít nhất 5 năm/lần (nếu có bất thường cần tầm soát mỗi năm)

Sàng lọc ung thư đại trực tràng

Khám da liễu

Khám tuyến tiền liệt

Chụp nhũ ảnh hàng năm

Xét nghiệm mật độ xương ít nhất 2 năm/lần (cân nặng < 57kg, có dấu hiệu loãng xương)

Sàng lọc ung thư buồng trứng ít nhất 2 năm/lần (phụ nữ sau mãn kinh)

Xét nghiệm đường huyết và cholesterol

50

Sàng lọc ung thư đại tràng ít nhất 1 năm/lần

Xét nghiệm cholesterol

Khám tinh hoàn 3 năm/lần

Xét nghiệm mật độ xương ít nhất 2 năm/lần

Sàng lọc ung thư đại trực tràng ít nhất 2 năm/lần

Sàng lọc ung thư buồng trứng 1-2 năm/lần

Sàng lọc bệnh tim hằng năm

Xét nghiệm đường huyết 2 năm/lần (nếu thừa cân nên tầm soát mỗi năm)

Khám vùng chậu, xét nghiệm Pap, chụp nhũ ảnh mỗi năm 1 lần

60 tuổi trở lên

Xét nghiệm cholesterol

Sàng lọc bệnh tim và khám tuyến tiền liệt

Sàng lọc ung thư đại tràng 1 năm/lần

Sàng lọc ung thư đại tràng ít nhất 1 năm/lần

Soi đại tràng sàng lọc 1 năm/lần

Xét nghiệm mật độ xương 2 năm/lần

Khám phụ khoa

Xét nghiệm Pap

Sàng lọc bệnh tim mạch

 

Các chú ý khi đi khám sức khỏe tổng quát

   Khi đi khám sức khỏe tổng quát, bệnh nhân cần chú ý:

  • Mang theo kết quả xét nghiệm hoặc đơn thuốc cũ nếu có. Với trẻ em, phụ huynh nên mang theo sổ hoặc phiếu tiêm chủng.
  • Trao đổi với bác sĩ về tiền sử bệnh của bản thân và gia đình, tiền sử dị ứng,...
  • Mặc đồ rộng rãi, lịch sử, không mang vật dụng hoặc trang sức kim loại.
  • Không ăn sáng, chỉ uống nước lọc, không uống nước ngọt, nước hoa quả hoặc sữa, không sử dụng các chất kích thích ( rượu, chè, cà phê, thuốc lá).
  • Uống nhiều nước và nhịn tiểu để bác sĩ dễ dàng siêu âm bụng, xét nghiệm nước tiểu.
  • Khám phụ khoa: Tránh quan hệ tình dục trước ngày khám, không khám khi trong kỳ kinh nguyệt hoặc đang có thai.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Cần vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ.
  • Chụp X - quang: Phụ nữ có thai cần báo cho bác sĩ trước khi chụp.
  • Không sử dụng các sản phẩm khử mùi, ngăn mồ hôi nếu có chụp X - quang tuyến vú.
  • Vệ sinh cơ thể, tai mũi họng sạch sẽ để bác sĩ dễ dàng thăm khám hơn.

 

Uống nhiều nước lọc trước khi siêu âm bụng

Uống nhiều nước lọc trước khi siêu âm bụng

 

   Mong rằng qua bài viết này, bạn đã nắm được phần nào về khám sức khỏe tổng quát và những lưu ý khi đi khám. Hiện nay có nhiều gói khám sức khỏe của các bệnh viện khác nhau. Bạn hãy chọn gói khám phù hợp với bản thân tại các cơ sở y tế uy tín. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222