Mục lục [Ẩn]
Nếu muốn tránh bùng phát các đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, hen suyễn, viêm phế quản mạn tính… thì tiêm phòng cúm mùa là việc không thể bỏ qua. Vì sao lại như vậy? Tiêm vacxin phòng cúm mùa quan trọng với người mắc bệnh đường hô hấp mạn tính như thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu thêm nhé!
Vai trò của tiêm phòng cúm mùa với người mắc bệnh đường hô hấp mạn tính
Cúm mùa nguy hiểm với người mắc bệnh đường hô hấp mạn tính như thế nào?
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm chủ yếu do virus cúm chủng A, B và C gây ra. Thống kê cho thấy, trên thế giới mỗi năm có đến 5 triệu người bị ảnh hưởng nặng nề bởi cúm mùa. Ở Việt Nam, theo thống kê hàng năm có khoảng 800.000 - 900.000 người mắc phải căn bệnh này.
Với người khỏe mạnh không có bệnh lý nền thì cúm mùa không quá nguy hiểm, chỉ cần phát hiện sớm và điều trị, nghỉ ngơi hợp lý là sức khỏe có thể hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, với những người mắc các bệnh lý mạn tính tại phổi như phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen suyễn, khí phế thũng, viêm phế quản mạn tính… thì cúm mùa lại là một kẻ thù đáng sợ. Họ dễ bị mắc bệnh với tỷ lệ nhập viện vì đợt cấp tính và tử vong cao.
Người bệnh dễ gặp đợt cấp tính nếu bị nhiễm cúm mùa
Cúm mùa là một trong những tác nhân hàng đầu gây khởi phát các đợt cấp tính ở bệnh nhân COPD, hen suyễn, viêm phế quản mạn tính… Ví dụ, với bệnh nhân COPD, thống kê cho thấy, trong 50% những đợt cấp do virus thì có đến 25-28% nguyên nhân đến từ virus cúm. Và 1/4 các trường hợp COPD nhập viện là do cúm mùa. Một khi đã bị nhập viện do cúm mùa và tiến triển thành suy hô hấp thì tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân COPD có thể lên đến 50%. Với bệnh nhân hen phế quản, khi bị virus cúm mùa tấn công, các cơn hen cấp dễ xuất hiện và khó kiểm soát, đồng thời bệnh hen cũng tiến triển nặng hơn sau khi nhiễm bệnh.
Cúm mùa không đơn giản như cảm lạnh thông thường
Với những ai mắc bệnh lý mạn tính tại phổi thì chỉ bị cảm lạnh thôi cũng đủ để đẩy họ đến với đợt cấp tính và gặp nguy hiểm. Vậy mà so với cảm lạnh, cúm mùa còn đáng sợ hơn nhiều. Thực tế cho thấy, đại đa số người Việt Nam đang đánh đồng cúm mùa và cảm lạnh là hai bệnh giống nhau. Tuy nhiên, đây là 2 căn bệnh riêng biệt, dù có những triệu chứng tương đồng nhưng khả năng gây biến chứng hoàn toàn khác nhau.
Cảm lạnh chỉ xuất hiện các triệu chứng tương đối nhẹ và ngắn như đau họng, sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu. Đa phần cảm lạnh chỉ khiến người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, không dẫn đến biến chứng nặng hay tử vong. Nhưng cúm mùa thì ngược lại, các biểu hiện của nó thường trầm trọng hơn như đau nhức mình mẩy nặng nề, người suy nhược không muốn làm việc, sốt cao và có thể chuyển thành ác tính.
Cúm mùa khác so với cảm lạnh thông thường
Cúm mùa có thể gây áp lực lên cả đường hô hấp trên và lan xuống đường hô hấp dưới, tấn công dồn dập gây viêm phổi. Chưa dừng lại ở đó, nó có thể tiến triển nhanh chóng thành suy hô hấp cấp, suy đa cơ quan và khiến người bệnh tử vong nhanh chóng. Trên thực tế, đã có những trường hợp mắc cúm mùa có biến chứng phù não, phù phổi, viêm cơ tim, tổn thương gan, thận và tử vong chỉ sau 2 ngày phát hiện bệnh.
Vì vậy, mỗi người trong chúng ta, đặc biệt là bệnh nhân có bệnh lý mạn tính tại phổi cần phân biệt được hai bệnh lý này, và đặt cúm mùa trở về đúng vị trí của nó, không đánh đồng với cảm lạnh để xảy ra các biến chứng đáng tiếc.
Tiêm phòng cúm mùa hàng năm là đặc biệt cần thiết
Như đã trình bày ở trên, một khi người có bệnh lý mạn tính tại phổi nếu nhiễm cúm mùa thì tính mạng của họ sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh không nên đợi nhiễm bệnh rồi mới điều trị mà cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả bằng cách tiêm phòng định kỳ hàng năm.
Thật may mắn vì trong khi nhiều căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác vẫn đang mong chờ và kỳ vọng sớm có vắc xin để phòng ngừa chủ động thì cúm mùa đã làm được điều đó từ hơn nửa thế kỷ trước. Khả năng bảo vệ của vắc xin cúm sau khi tiêm ngừa lên đến 98%. Nó sẽ giúp giảm khả năng mắc bệnh, giảm thời gian nằm viện, tỷ lệ biến chứng và tử vong. Nhất là với những người dễ gặp biến chứng của cúm mùa như bệnh nhân hen suyễn, COPD, khí phế thũng…
Tiêm ngừa cúm cho người bệnh hô hấp mạn tính cũng là một trong khuyến cáo quan trọng trong phác đồ điều trị các bệnh lý mạn tính tại phổi như COPD, hen phế quản…
Những lưu ý quan trọng khác giúp người mắc bệnh lý mạn tính sống khỏe hơn
Ngoài tiêm vacxin phòng cúm mùa hàng năm, để sống khỏe hơn, giảm nguy cơ gặp các đợt cấp thì người có các bệnh lý mạn tính tại phổi cũng cần lưu ý:
- Bỏ thuốc lá, thuốc lào (nếu hút), tránh xa khói thuốc.
- Tự bảo vệ bản thân trước bầu không khí ô nhiễm: Hạn chế ra ngoài vào những ngày không khí bị ô nhiễm, dùng các khẩu trang đạt tiêu chuẩn mỗi khi ra ngoài, dùng máy lọc không khí trong nhà, trồng nhiều cây xanh quanh nhà…
Người bệnh cần đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, đặc biệt là khi không khí ô nhiễm
- Tránh tiếp xúc với khói than, khói bếp rơm, củi, khí độc, hạn chế dùng các chất tẩy rửa hóa học.
- Nếu làm việc trong môi trường ô nhiễm, bạn cần dùng đầy đủ đồ bảo hộ, đồng thời có thể cân nhắc nghỉ việc.
- Tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe với cường độ trung bình, tùy theo tình trạng bệnh đồng thời kết hợp với các bài tập thở cơ hoành, thở chúm môi để giảm gánh nặng cho phổi.
- Giải độc cho phổi đã bị nhiễm độc từ trước để: Làm sạch, loại bỏ độc tố tích tụ trong phổi, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương đồng thời tăng cường sức đề kháng cho phổi.
Hy vọng, những thông tin ở bài viết trên đã giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vai trò của tiêm vacxin cúm mùa với bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính tại phổi như hen phế quản, COPD, viêm phế quản mạn tính… Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài 0243.766.2222 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM: