Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tiểu đường thai kỳ có chỉ số bao nhiêu là nguy hiểm?

Thứ sáu, 17-01-2020 15:35 PM

 Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Do đó, thai phụ cần nắm rõ ngưỡng đường huyết nguy hiểm để có biện pháp phòng và điều trị thích hợp, tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Vậy chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu được cho là nguy hiểm? Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

 

tiểu đường thai kỳ và những lưu ý

 

  1. Thế nào là tiểu đường thai kỳ?

 

    Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose xảy ra ở phụ nữ có thai. Bệnh được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ thường tự khỏi sau khi sinh, nhưng nếu người bệnh vẫn chưa khỏi bệnh trong vòng 6 tuần sau sinh thì lúc này sẽ được chẩn đoán là tiểu đường lâm sàng.

 

   Bệnh tiểu đường thai kỳ thường không gây ra bất kỳ triệu chứng cụ thể nào. Bác sĩ thường phát hiện bệnh khi kiểm tra mức đường máu trong quá trình sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ. Một số phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ có các triệu chứng sau:

 

  • Thường xuyên cảm thấy khát nước.

  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường.

  • Khô miệng.

  • Cảm thấy mệt mỏi.

 

      Tất cả phụ nữ mang thai đều có chất kháng insulin vào giai đoạn cuối thai kỳ, nhưng một số người có chất đề kháng insulin trước cả khi mang thai, thường do béo phì. Những phụ nữ này có nhu cầu tăng cao về insulin khi mang thai và có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

 

  1. Chỉ số đường huyết ở phụ nữ mang thai bao nhiêu là nguy hiểm?

  • Trong lần khám thai đầu tiên:

    Các thai phụ có nhiều yếu tố nguy cơ sẽ được chỉ định thử đường huyết đói, HbA1C hoặc đường huyết bất kỳ.

  • Nếu một trong các giá trị đường huyết lúc đói > 7,0 mmol/L, HbA1c > 6,5%, đường huyết ngẫu nhiên > 11,1 mmol/L thì thai phụ được chẩn đoán là tiểu đường lâm sàng.

  • Nếu đường huyết lúc đói từ 5,1 đến 7,0 mmol/L thì thai phụ được chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ.

  • Nếu đường huyết lúc đói < 5,1 mmol/L, đợi đến tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ, cho thai phụ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.

  • Vào tuần 24-28 của thai kỳ:

    Những thai phụ có chỉ số đường huyết lúc đói < 5,1 mmol/L sẽ phải thực hiện tiếp nghiệm pháp dung nạp glucose.

    Cách thực hiện như sau: Đầu tiên thai phụ sẽ được đo nồng độ glucose máu khi đói. Sau đó, thai phụ được yêu cầu sử dụng một lượng glucose khoảng 75 g trong vòng 5 phút. Tiếp theo bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để đo nồng độ glucose huyết sau 1 và 2 tiếng kể từ khi uống glucose.

  • Nếu glucose máu lúc đói > 7,0 mmol/L thì thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng.

 

Thai phụ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ nếu đáp ứng một hoặc nhiều hơn 3 chỉ số dưới đây:

  • Lúc đói ≥ 5,1 mmol/L.

  • Ở thời điểm 1 giờ ≥ 10,0 mmol/L.

  • Ở thời điểm 2 giờ ≥ 8,5 mmol/L.

  • Nếu cả 3 thông số đều nhỏ hơn các giá trị nêu trên, thai phụ hoàn toàn bình thường.

 

   Trên đây là những thông tin về chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu được cho là nguy hiểm? Hy vọng rằng, bài viết mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu có thắc mắc mời bạn đọc gọi tới số điện thoại miễn cước 0243.766.2222 để được hỗ trợ. 

 

>>> Xem thêm:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BoniDiabet+ dành cho người bệnh tiểu đường , tiền tiểu đường

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BoniDiabet+ dành cho người bệnh tiểu đường , tiền tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý nguy hiểm bởi những biến chứng vô cùng nguy hiểm do nó gây ra: biến chứng trên tim mạch, mờ mắt, đục thủy tinh thể, mù lòa, tê bì chân tay, suy thận, nhiễm trùng,…

Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế, bệnh tiểu đường đang có xu hướng tăng cao. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường là béo phì thừa cân, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, phụ nữ sinh con trên 4 kg, buồng trứng đa nang... Để phòng bệnh, cần có lối sống lành mạnh, vận động thể lực, ăn nhiều rau xanh và chất xơ, giảm tinh bột, hạn chế thức ăn chiên xào, không ngồi quá nhiều, giảm stress...

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BoniDiabet+ với các thành phần Magnesium, Zinc, Selenium, Chromium, Acid alpha lipoic,chiết xuất thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, bột lô hội , Vitamin C, folic acid hỗ trợ giúp giảm lượng đường trong máu, giúp giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường, hỗ trợ giảm cholesterol máu. 

Uống 1-2 viên × 2 lần/ ngày, ngày uống 2 lần, tpbvsk BoniDiabet+ dành cho người lớn bị bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường. 

Tpbvsk BoniDiabet+ được sản xuất bởi công ty J&E International corp – Mỹ do công ty Botania phân phối tại Việt Nam.

 

 

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Không sử dụng với những người mẫn cảm với các thành phần của sản phẩm

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222