Mục lục [Ẩn]
Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2018, Việt Nam có khoảng 4.200 ca mắc mới ung thư cổ tử cung và có hơn 2.400 ca tử vong vì căn bệnh này. Do đó, tầm soát ung thư cổ tử cung là việc làm quan trọng giúp phát hiện nguy cơ ung thư sớm để theo dõi, can thiệp kịp thời. Vậy nên tầm soát ung thư cổ tử cung từ khi nào và thực hiện ra sao?
Tầm soát ung thư cổ tử cung
Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?
Cổ tử cung là cơ quan quan trọng trong hệ thống cơ quan sinh dục nữ giới, nằm bên trong khoang chậu, là kênh nhỏ nối từ đáy tử cung đến phần trên cùng của âm đạo. Ung thư cổ tử cung là dạng ung thư khởi phát tại cổ tử cung.
Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung nhằm tìm những tế bào bị biến đổi bất thường, có thể phát triển thành ung thư ở cổ tử cung.
Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung gồm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap smear) và xét nghiệm vi-rút HPV (thực hiện ở một số phụ nữ).
Tầm soát ung thư cổ tử cung tác động thế nào đến điều trị bệnh?
Tầm soát ung thư cổ tử cung giúp phát hiện các tế bào bất thường trước khi chúng trở thành tế bào ung thư. Từ đó giúp ngăn chặn, điều trị hiệu quả bệnh lên tới 80 - 90%.
Nếu bệnh bị phát hiện ở giai đoạn muộn hoặc bỏ lỡ thời điểm vàng của quá trình điều trị thì các tế bào bất thường phát triển mạnh hơn, hiệu quả điều trị sẽ giảm dần ,... Vậy có nghĩa là, nếu tầm soát ung thư sớm, chẩn đoán phát hiện được bệnh sớm thì tỷ lệ chữa được bệnh càng cao.
Các bước tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến hiện nay
Khám phụ khoa
Khám phụ khoa thông thường giúp bác sĩ dễ dàng đánh giá, nghi ngờ khi phát hiện những tổn thương, bất thường, viêm nhiễm ngay từ sớm để chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu phù hợp.
Nữ giới ở độ tuổi sinh sản được khuyến nghị khám phụ khoa định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần.
Soi cổ tử cung
Soi cổ tử cung được thực hiện bằng cách quan sát khu vực cổ tử cung bằng thiết bị phóng đại chuyên dụng trong phụ khoa.
Nếu phát hiện những bất thường trong quá trình soi cổ tử cung, các bác sĩ sẽ lấy một vài mảnh mô nhỏ để sinh thiết.
Các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung
- Xét nghiệm Pap: Là xét nghiệm phổ biến nhất, nữ giới từ 21 tuổi trở lên có thể thực hiện phương pháp này. Đây là phương pháp giúp phát hiện những thay đổi của các tế bào có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung.
- Xét nghiệm HPV: Đa số các ca bệnh ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV. Do đó, xét nghiệm này cũng là một phương pháp sàng lọc ung thư. Xét nghiệm HPV để tìm kiếm sự hiện diện của 14 chủng HPV có nguy cơ cao gây nên bệnh ung thư cổ tử cung.
Các lưu ý khi tầm soát ung thư cổ tử cung
Để đảm bảo rằng kết quả xét nghiệm chính xác nhất có thể, bạn cần làm theo những hướng dẫn:
- Không nên tầm soát khi đang có kinh nguyệt, nên làm sau chu kỳ kinh nguyệt kết thúc 3 – 5 ngày.
- 2 ngày trước khi xét nghiệm tránh quan hệ tình dục, sử dụng các sản phẩm thuốc âm đạo, sản phẩm vệ sinh âm đạo.
- Với trường hợp viêm nhiễm âm đạo nên điều trị trước khi thực hiện xét nghiệm.
- Không hút thuốc, uống rượu trong khoảng 24h trước khi đến khám bệnh.
- Trước khi xét nghiệm không nên uống sữa, cà phê, nước trái cây,...
Không uống sữa, cà phê trước khi xét nghiệm.
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về tầm soát ung thư cổ tử cung. Việc tầm soát ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm giúp điều trị hiệu quả, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh, đặc biệt có thể bảo tồn thiên chức làm mẹ thiêng liêng của nhiều phụ nữ.
XEM THÊM;