Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Viêm V.A ở trẻ và những điều bậc phụ huynh cần biết

Thứ năm, 10-10-2019 14:09 PM

 

bệnh viêm VA ở trẻ em

 

Viêm V.A là một bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở trẻ em nhỏ 1-5 tuổi (ở Việt Nam còn được gọi là bệnh sùi vòm mũi họng).

1. Bệnh viêm VA là gì?

VA được biết đến là tổ chức lympho tương tự như amidan nhưng nằm phía sau mũi, trên lưỡi gà, là vùng đặc biệt khó thấy ở trẻ nhỏ nên dễ bị bỏ sót khi khám bệnh, chủ yếu được chẩn đoán qua các dấu hiệu gián tiếp như nghẹt mũi, sốt cao, ho và sự thay đổi trên gương mặt của người bị biến chứng VA.

2. Viêm V.A cấp tính và những triệu chứng ở trẻ

 Thường xảy ra ở trẻ từ 6 – 7 tháng tuổi đến 4 tuổi nhưng cũng có khi gặp ở trẻ lớn hơn.

  Khởi bệnh đột ngột, trẻ bị sốt, 38 – 39 độ C, đôi khi sốt cao đến 40 độ C hoặc không sốt.

  Triệu chứng quan trọng nhất là ngạt mũi, ngạt nặng dần, ngạt một bên rồi hai bên. Trẻ thở khó khăn, thường phải há miệng thở, thở khụt khịt, khóc hoặc nói giọng mũi kín … Trẻ có thể bỏ bú hoặc bú ngắt quãng vì không thở được bằng mũi.

  Chảy nước mũi ra phía trước và xuống dưới họng: nước mũi lúc đầu trong về sau đục. VA càng to thì ngạt mũi và chảy mũi càng tăng. Viêm VA phát triển lâu ngày thường dẫn đến chảy nước mũi thường xuyên, nước màu vàng hoặc xanh.

  Ho: thường xuất hiện muộn hơn, vào ngày thứ hai hoặc thứ ba. Trẻ ho do khô miệng vì thường xuyên thở bằng miệng hoặc do dịch chảy xuống từ vòm mũi họng, gây viêm họng.

  Trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc, hơi thở có mùi hôi khó chịu.

  Có thể có rối loạn tiêu hóa: nôn trớ, tiêu chảy.

  Trẻ nghe kém.

3. Viêm V.A mãn tính ảnh hưởng nguy hiểm như thế nào tới trẻ

Viêm VA mạn tính là tình trạng quá phát và xơ hoá của tổ chức này sau nhiều lần viêm cấp tính. Hai dấu hiệu chủ yếu của viêm VA mạn tính là chảy nước mũi và ngạt mũi mạn tính.

  Trẻ chảy nước mũi trong hoặc nhầy, cũng có thể chảy nước mũi mủ (bội nhiễm). Chảy mũi thường kéo dài.

  Ngạt mũi có nhiều mức độ, ít thì chỉ ngạt về đêm, nhiều thì ngạt suốt ngày, thậm chí tắc mũi hoàn toàn. Trẻ phải thở bằng miệng, nói hoặc khóc giọng mũi.

Nếu viêm VA kéo dài, không được điều trị, trẻ bị thiếu oxy mạn tính có thể gây nên những biến đổi đặc trưng:

  Chậm phát triển thể chất và tinh thần, chậm chạp, kém hoạt bát.

  Khó ngủ, nghiến răng khi ngủ, ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, thường giật mình, đái dầm. Trường hợp nặng có thể xuất hiện những cơn ngừng thở trong lúc ngủ.

  Rối loạn phát triển khối xương mặt: trẻ thường xuyên thở miệng, mũi ít được sử dụng nên qua nhiều năm chóp mũi trở nên nhỏ hơn, mũi tẹt, trán dô. Mặt dài, hàm trên vẩu, răng hàm trên mọc lởm chởm, hàm dưới hẹp, luôn hở miệng, vẻ mặt kém nhanh nhẹn. Đó là vẻ mặt đặc trưng của trẻ viêm VA, hậu quả của thở miệng kéo dài trong thời kỳ khuôn mặt đang phát triển. Tuy nhiên, những dấu hiệu này không phải lúc nào cũng đầy đủ.

4. Các biến chứng của viêm V.A

Trẻ bị viêm V.A cấp nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, không những có thể gây mất chức năng hoạt động của VA mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

 

viêm VA thường gây ra biến chứng viêm phế quản

Viêm phế quản là biến chứng của viêm VA

·         Bít tắc đường thở: Bít tắc cửa mũi sau, cản trở đường thở bằng mũi, ứ đọng dịch và mủ ở mũi, có thể gây viêm xoang, viêm tai giữa cấp, viêm thanh quản, viêm khí quản và viêm phế quản.

·         Gây bít tắc lỗ thông khí vào tai giữa, gây viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa mủ, thủng nhĩ, nếu không điều trị sẽ dẫn đến giảm thị lực.

·         Chuyển biến thành viêm VA mạn tính.

·         Trường hợp nặng có thể xuất hiện những cơn ngừng thở trong lúc ngủ.

·         Trẻ khó ngủ, ngủ không yên giấc, ngủ ngáy, thường giật mình, nghiến răng khi ngủ và có thể bị đái dầm.

·         Trẻ chậm phát triển về thể chất và tinh thần: Chậm chạp, kém hoạt bát, ít chịu chơi, nghe kém.

Biến chứng ở trẻ bị viêm VA là vô cùng nguy hiểm. Do đó, nếu trẻ có dấu hiệu bị viêm VA cấp, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở Y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

5. Chăm sóc trẻ bị viêm VA như thế nào?

Khi thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu nghi vấn, tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đi khám tại những cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng trực tiếp thăm khám và điều trị.

Thông thường khi bé bị viêm VA cấp thì có thể dùng thuốc để điều trị. Viêm VA mạn tính thì cần được điều trị ngoại khoa nạo VA. Dù điều trị bằng phương pháp nào cũng cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ, vì vậy người bệnh cần đi khám để được tư vấn chữa trị phù hợp.

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ nên chú ý tới chế độ ăn uống cho trẻ nhằm bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức khỏe của bé

·         Cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau xanh bổ sung các loại vitamin như vitamin C, E, A, có tác dụng làm giảm tình trạng viêm, khó thở của trẻ. Các loại hoa quả, rau xanh giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt tốt là dâu tây, các loại quả mọng, bông cải xanh, rau bina và cà rốt.

·         Các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu như gạo, bột mì, ngũ cốc, các thực phẩm khác như sữa đậu nành, đậu phụ, trứng gà.

·         Các sản phẩm từ sữa rất giàu vitamin D, canxi và protein là nguồn dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho cơ thể. Bé bị viêm VA nên tiêu thụ nhiều các sản phẩm từ sữa (có hàm lượng chất béo thấp). Nên ăn nhiều sữa chua vì sữa chua chứa nhiều vi khuẩn thân thiện có lợi cho hệ thống tiêu hóa và cũng có tác dụng tốt đối với người bệnh.

·         Trẻ bị viêm VA thường dễ bị mất nước hơn so với những người bình thường, do đó cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước sẽ giúp giảm tình trạng viêm, tình trạng khô họng.

Sau cùng, cha mẹ nên cho bé thăm khám định kỳ và tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình của bác sĩ từ đó điều chỉnh chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý, tránh viêm VA tái phát gây nhiều biến chứng không mong muốn.

Tpbvsk BoniKiddy giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, nhất là đường hô hấp ở trẻ nhỏ.

Bé yêu thường hay mắc một số bệnh liên quan đến hô hấp như viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi, sổ mũi, cảm lạnh, …bởi sức đề kháng của con còn yếu, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện như người lớn. Chính vì vậy mà bố mẹ nên tăng sức đề kháng cho trẻ để bảo vệ và ngăn ngừa các tác nhân xâm hại đến cơ thể non nớt của trẻ. Những tác nhân này có thể là do vi khuẩn, virus.Nhất là  khi gặp điều kiện thời tiết lạnh, ẩm , vi khuẩn và virus có dịp phát triển và hoành hành làm cho trẻ dễ ốm hơn.

Để tăng sức đề kháng cho con, bố mẹ nên cho con uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả, ngủ đủ giấc, ăn thực phẩm nhiều lợi khuẩn như sữa chua, hạn chế cho con tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bếp than,…

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BoniKiddy+ với thành phần sữa non, sữa ong chúa, bột hoa cúc, vitamin C, Lactobacilus acidophilus, Streptococcus Thermophilus men bia có công dụng hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu dinh dưỡng, giúp ăn ngon miệng, nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp ở trẻ nhỏ và ngăn ngừa tái phát.

Tpbvsk BoniKiddy+  được sản xuất bởi công ty J&E International corp – Mỹ do công ty Botania phân phối tại Việt Nam.

 

 

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Không sử dụng với những người mẫn cảm với các thành phần của sản phẩm

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222