Chúng ta phải thở mọi lúc mọi nơi. Khi ngủ, mọi dòng suy nghĩ được tạm ngừng, cơ thể đã hoàn toàn trong trạng thái thả lỏng, nghỉ ngơi thì hệ hô hấp của cơ thể vẫn phải hoạt động bình thường. Tuy nhiên có một vài sự biến đổi rõ ràng xảy ra với hệ hô hấp- khi chúng ta ngủ. Đó là:
1.Những biến đổi về nhịp hô hấp
Khi ngủ, tần số hô hấp có thể có những thay đổi nhất định. Thông thường khi ngủ nhịp hít thở sẽ giảm xuống và yếu hơn.
Khi giấc ngủ trong trạng thái dao động chậm thì nhịp hít thở của cơ thể khá chậm và đều, tần số của nhịp thở cũng bằng với nhịp đập của tim. Vì vậy lúc này hệ hô hấp khá ổn định.
Khi giấc ngủ ở trong trạng thái dao động nhanh thì nhịp hô hấp đồng thời cũng nhanh hơn trạng thái giấc ngủ dao động chậm đồng thời hoạt động của phổi và lượng khí trong cơ thể có xu hướng giảm.
2.Những biến đổi của khí thở trong phổi
Khi ngủ, phổi sẽ giảm hoạt động đồng thời lượng máu lưu thông đến phổi cũng giảm và nồng độ khí CO2 thì ngày càng tăng mạnh.
3. Sự mẫn cảm với khí CO2 giảm
Khi tỉnh, sức chịu đựng của cơ thể với khi CO2 khá thấp, hàm lượng CO2 trong cơ thể khá nhiều. Điều này thực sự không tốt cho hệ hô hấp, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Tuy nhiên khi ngủ, độ mẫn cảm của cơ thể với khí CO2 ngày càng giảm. Cho dù nồng độ CO2 trong cơ thể càng tăng cao thì cơ thể vẫn không được nhạy bén như bình thường.
4. Khi bị mắc các bệnh về hệ hô hấp
Khi đã bị mắc các bệnh về hô hấp như hen suyễn, viêm xoang mãn tính thì lượng oxy cung cấp cho cơ thể khi ngủ luôn luôn thiếu, lượng CO2 tồn lại trong cơ thể càng nhiều. Vì thế những người bị mắc các bệnh về hô hấp thường bị rơi vào trạng thái không tốt như: Mất ngủ, khó ngủ hoặc cũng có thể là thèm ngủ nữa…
5. Những biến đổi ở dạ dày khi ngủ
Dạ dày ảnh hưởng tới giấc ngủ thông qua lượng khí ở trong dạ dày, khi lượng khí trong dạ dày đầy đủ cho cơ thể sẽ giúp tinh thần thoải mái và một giấc ngủ ngon.
6.Sự biến đổi ở túi mật
Túi mật ảnh hưởng đến giấc ngủ bởi chất dịch và lượng khí ở trong phổi. Chất dịch trong túi mật có thể giúp thức ăn được tiêu hóa, vì vậy có thể tạo ra chất dinh dưỡng cho toàn cơ thể. Lượng khí ở trong phổi đầy đủ sẽ đảm bảo dung dịch nước trong túi mật cũng được đầy đủ và tất nhiên cũng sẽ tạo ra đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Ngoài ra, lượng khí trong phổi đầy đủ thì ý chí sẽ kiên định, tinh thần thoải mái và đảm bảo chất lượng của giấc ngủ.
7.Sự biến đổi ở ruột non
Ruột non có thể tiêu hóa thức ăn, chuyển thức ăn thành thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, từ đó làm cho tinh thần sảng khoái và có một giấc ngủ thật sâu và say. Ngoài ra ruột non còn có thể loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể, đảm bảo cho cơ thể luôn được khỏe mạnh.
8.Những biến đổi ở ruột già
Ruột già chính là con đường giúp loại bỏ chất thải và các chất cặn bã ra khỏi cơ thể đảm bảo cho cơ thể luôn sạch sẽ, tinh thần vui vẻ và có một giấc ngủ bình thường.
9.Những biến đổi ở bàng quang.
Bàng quang là nơi để chứa nước tiểu. Nếu như bàng quang hoạt động không bình thường, nước tiểu thải ra ngoài không tốt. Điều này đương nhiên sẽ không thể giúp cơ thể có được một giấc ngủ ngon lành.
Qua bài viết chúng ta biết thêm được những biến đổi của hệ hô hấp và lục phủ ngũ tạng trong khi ngủ. Hy vọng bài viết hữu ích tới tất cả mọi người.