Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222

Tìm kiếm
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tại sao người bệnh tiểu đường lại có nguy cơ cao bị tăng huyết áp?

Thứ tư, 02-08-2023 15:45 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Tiểu đường và tăng huyết áp là hai bệnh lý thường được bắt gặp nhiều ở người cao tuổi. Chúng đều có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh.

   Điều đáng nói ở đây là những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ rất cao bị mắc tăng huyết áp. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về điều này nhé!

 

Tại sao người bệnh tiểu đường lại có nguy cơ cao bị tăng huyết áp?

Tại sao người bệnh tiểu đường lại có nguy cơ cao bị tăng huyết áp?

 

Một số thông tin chung về bệnh tiểu đường và tăng huyết áp

   Bệnh tiểu đường và tăng huyết áp đều có tỷ lệ mắc cao trong dân số, đặc biệt là ở những người có tuổi. Trong đó, theo kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2021, tỷ lệ mắc tiểu đường ước tính là 7,1%, tương đương với khoảng gần 5 triệu người. Tỷ lệ mắc tăng huyết áp là khoảng 25%, như vậy cứ 4 người thì có 1 người mắc bệnh.

Về tiểu đường

   Đây là căn bệnh xảy ra do tình trạng thiếu hụt hoặc đề kháng với hormone insulin. Điều này khiến cho đường huyết tăng lên cao hoặc dao động thất thường. Do đó, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như: Mệt mỏi, nhanh khát, nhanh đói, tiểu nhiều, tê bì chân tay, mờ mắt,...

   Bệnh lý này còn có nhiều biến chứng nguy hiểm như: Tổn thương thần kinh, bệnh thận mạn, bệnh võng mạc tiểu đường, các vết thương lâu lành, loãng xương, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,...

Về tăng huyết áp

   Huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch, được xác định dựa theo 2 chỉ số là (huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương). Huyết áp của một người khỏe mạnh thường sẽ không vượt quá 120/80mmHg. Tăng huyết áp là tình trạng áp lực của máu lên thành mạch tăng cao, từ 140/90 mmHg trở lên.

    Tăng huyết áp được bắt gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Trong đó, những  người bệnh tiểu đường có nguy cơ rất cao mắc phải tăng huyết áp. Một nghiên cứu từ Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association) cho thấy, khoảng 60% người bị tiểu đường mắc tăng huyết áp hoặc phải dùng thuốc ổn định huyết áp.

 

Tăng huyết áp là một tình trạng được bắt gặp nhiều ở người bệnh tiểu đường

Tăng huyết áp là một tình trạng được bắt gặp nhiều ở người bệnh tiểu đường

 

Tại sao người bệnh tiểu đường lại có nguy cơ cao bị tăng huyết áp?

   Như đã nhắc đến, tăng huyết áp là một tình trạng vô cùng phổ biến ở người bệnh tiểu đường. Những lý do đứng sau điều này có thể kể đến như:

Làm tổn thương mạch máu

   Đường huyết cao sẽ làm tổn thương các mạch máu theo nhiều cách khác nhau. Thứ nhất, các mạch máu sẽ bị lão hóa sớm hơn, độ đàn hồi của chúng bị giảm đi do nồng độ oxid nitric trong mạch máu giảm dần. Thứ hai, đường huyết cao sẽ gây tổn thương lòng mạch, kích thích quá trình viêm và tích tụ chất béo tại những vị trí này.

   Điều đó sẽ dẫn đến sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa ngày càng dày lên, làm lòng mạch máu bị thu hẹp. Tất cả những điều này gây cản trở lưu thông máu, từ đó làm tăng huyết áp.

Suy giảm chức năng thận

   Đường huyết tăng cao, kéo dài sẽ sinh ra nhiều chất oxy hóa làm tổn thương các mao mạch ở cầu thận. Điều này khiến thận hoạt động kém hơn, khả năng điều hòa huyết áp không còn hiệu quả. Đồng thời, những người bệnh tiểu đường có biến chứng thận sẽ tiết ra hormone renin làm tăng huyết áp.

Một số yếu tố khác

   Chế độ ăn uống không lành mạnh, ít vận động thể chất, căng thẳng, stress thường xuyên cũng là những yếu tố góp phần làm tăng đường huyết cũng như huyết áp ở người bệnh tiểu đường.

 

 Xơ vữa động mạch làm tăng huyết áp ở người bệnh tiểu đường

Xơ vữa động mạch làm tăng huyết áp ở người bệnh tiểu đường

 

Mối nguy hại từ tăng huyết áp ở người bệnh tiểu đường

  Tiểu đường được biết đến là một căn bệnh với nhiều biến chứng nguy hiểm. Và nếu mắc kèm với tăng huyết áp, nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường sẽ tăng lên đáng kể.

   Huyết áp cao đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch. Khi đó, lưu lượng máu đến các cơ quan đều sẽ giảm đi. Lượng máu đến não giảm gây thiếu máu não, đột quỵ. Lượng máu đến tim giảm gây thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim. Lượng máu đến các chi giảm gây tê bì chân tay, khiến các vết thương khó lành và dễ bị nhiễm trùng.

   Huyết áp cao cũng sẽ góp phần làm tăng nguy cơ tổn thương mạch máu ở mắt, gây ra bệnh võng mạc tiểu đường, hậu quả cuối cùng là dẫn đến mù lòa. Tăng huyết áp còn làm tăng áp lực ở cầu thận, khiến thận làm việc vất vả hơn, đẩy nhanh tốc độ suy giảm chức năng thận. Khả năng lọc máu và bài tiết của thận bị giảm đi, khiến các chất độc ngày càng tích tụ nhiều trong cơ thể người bệnh, gây ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan khác.

 

Huyết áp cao làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người bệnh tiểu đường

Huyết áp cao làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người bệnh tiểu đường

 

Người bệnh tiểu đường cần lưu ý những gì khi bị tăng huyết áp?

   Theo khuyến cáo, mức huyết áp tối ưu mà người bệnh tiểu đường cần duy trì là ở dưới ngưỡng 130/80 mmHg. Cùng với việc kiểm soát huyết áp, người bệnh cũng cần giữ chỉ số đường huyết ổn định ở mức an toàn. Các biện pháp giúp người bệnh thực hiện được điều này có thể kể đến như:

Giữ chế độ ăn uống lành mạnh

   Chế độ ăn uống lành mạnh là điều bắt buộc để kiểm soát đường huyết cũng như huyết áp cho người bệnh tiểu đường. Theo đó, người bệnh cần lưu ý:

  • Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm nhiều đường và tinh bột tinh chế như: Cơm trắng, bánh mỳ, mì gói, bánh kẹo, hoa quả có vị ngọt đậm,...

Thay vào đó, bạn nên sử dụng đường cỏ ngọt, các thực phẩm chứa tinh bột phức tạp như: Gạo lứt, khoai lang, yến mạch, diêm mạch,... để tránh làm đường huyết sau ăn tăng nhanh.

  • Tránh sử dụng những loại mỡ động vật, bơ động vật, bơ thực vật, đồ ăn chiên rán nhiều lần, dầu thực vật đã qua quá trình hydro hóa,... Bởi chúng sẽ làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

Bạn hãy sử dụng những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như: Cá béo (cá hồi, cá thu, cá mòi,...), dầu thực vật được sản xuất bằng phương pháp ép lạnh (dầu ô liu nguyên chất).

  • Ăn ít hơn 5g muối/ngày, không ăn thực phẩm quá mặn để tránh ảnh hưởng đến huyết áp.
  • Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất.
  • Uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.
  • Đồ ăn nên được chế biến bằng cách luộc, hấp, thay vì áp chảo, chiên, xào, nướng.

Có chế độ sinh hoạt khoa học

  • Tập thể dục ít nhất 5 ngày/tuần, mỗi lần tối thiểu 30 phút.
  • Không uống rượu, bia, hút thuốc lá.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh suy nghĩ thái quá, lo âu, căng thẳng, stress.
  • Ngủ đủ giấc, tăng cường chất lượng giấc ngủ.

    Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về tình trạng tăng huyết áp ở người bệnh tiểu đường. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.766.2222 Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0243.766.2222